BẢN KẾ HOẠCH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU

SES 04/06/2020

1. NGHIÊN CỨU

STT NỘI DUNG
1 Nghiên cứu môi trường kinh doanh, thị trường, khách hàng
2 Nghiên cứu đối thủ và nội tại doanh nghiệp
3 Nhận diện cơ hội, thách thức, những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực  đến thương hiệu

2. ĐỊNH HƯỚNG

2.1. Triết lý thương hiệu

STT NỘI DUNG
1 Mục đích Lý do và mục đích để công ty bạn tồn tại là gì?
2 Tầm nhìn Làm thế nào để công ty của bạn sẽ tiến xa tới đâu?
3 Sứ mệnh Công ty của bạn đóng góp giá trị gì với cộng đồng, khách hàng, nội bộ?
4 Giá trị cốt lõi Giá trị, năng lực nào giúp công ty làm được điều đó?

2.2. Định vị thương hiệu

STT NỘI DUNG
1 Giá trị lớn nhất mà thương hiệu mang đến cho khách hàng là gì? Giá trị lợi ích lớn nhất của thương hiệu có thể đem đến cho khách hàng là gì?
Điều này được thể hiện thông qua thông điệp/ tuyên ngôn/ lời hứa và những hành động cụ thể, có thể trải nghiệm được ra sao?
2 Môi trường cạnh tranh ra sao? Môi trường kinh doanh tiềm năng thế nào? Độ lớn thị trường ra sao?
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là ai? Thương hiệu nào là số 1 trong lĩnh vực kinh doanh? Điểm mạnh, điểm yếu của họ là gì?
3 Khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Khách hàng mục tiêu là ai? Độ tuổi nào? Thói quen sở thích ra sao? Nhu cầu mong muốn của họ là gì?
Yếu tố nào ảnh hưởng tới khách hàng mục tiêu của bạn?
4 Sự thật “ngầm hiểu” nào cần được tìm ra? Thấu hiểu khách hàng cần gì, muốn gì?
Sản phẩm giải quyết được gì cho họ?
Họ tương tác ra sao với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp?
Nhu cầu của thị trường hiện nay ra sao và xu hướng tương lai thế nào?
5 Lợi ích thương hiệu mang đến cho khách hàng là gì? Lợi ích của khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn là gì?
Lợi ích về mặt lý tính sẽ được thay đổi ra sao?
Lợi ích về mặt cảm tính sẽ được cải thiện thế nào trong tương lai?
6 Tính cách của thương hiệu là gì? Giá trị và cá tính đặc trưng của thương hiệu là gì?
Thứ mà khách hàng liên tưởng tới khi nhắc tới thương hiệu là gì?
Điểm khác biệt, độc đáo, duy nhất của thương hiệu là gì?
7 Tại sao khách hàng nên tin vào thương hiệu này? Lý do khiến khách hàng đặt niềm tin vào thương hiệu của bạn là gì? (phương châm kinh doanh, thế mạnh sản phẩm, chất lượng dịch vụ,…)

2.3. Nhận diện thương hiệu

STT NỘI DUNG
1 Làm thế nào để khách hàng nhận ra bạn giữa các công ty khác?
2 Làm thế nào để khách hàng cảm nhận được về bạn như những gì bạn muốn?
3 Tên thương hiệu của bạn là gì?
Logo nhìn như thế nào?
Màu sắc đặc trưng ra sao?
Thứ mà khách hàng có thể tiếp xúc với thương hiệu của bạn để giúp tăng nhận diện và truyền tải các thông điệp về thương hiệu của bạn.
Hãy chú ý nó một cách nghiêm túc.

2.4. Lộ trình phát triển thương hiệu

STT NỘI DUNG
1 Làm thế nào để bạn đạt được những điều bạn mong muốn, và định hướng phía trên? Hãy chia nhỏ nó thành các mục tiêu ngắn hạn hơn cho từng giai đoạn.
2 Tại mỗi giai đoạn nhất định, xác định xem mục tiêu nào nên được ưu tiên, mục tiêu về thương hiệu hay mục tiêu về kinh doanh?
3 Mục tiêu về thương hiệu cần đạt được ngay tại giai đoạn này là gì? Đó là tăng nhận biết hay duy trì sự trung thành?
4 Nên nhớ rằng, xây dựng thương hiệu là hành trình dài hơi mà doanh nghiệp theo đuổi, kế hoạch xây dựng thương hiệu cần bám sát kế hoạch kinh doanh, lộ trình phát triển thương hiệu sẽ giúp bạn nhìn rõ “đường đi” của mình hơn và các hành động chiến lược cụ thể.

3. TRIỂN KHAI

STT Truyền tải thông điệp thương hiệu
1 Nhận diện thương hiệu Bộ nhận diện thương hiệu có truyền đạt được tinh thần thương hiệu?
Tính nhất quán khi ứng dụng nhận diện thương hiệu trên các kênh khác nhau?
2 Sản phẩm – Sản phẩm đáp ứng nhu cầu nào của khách hàng?
– Sản phẩm mang mới những giá trị nào về mặt chức năng cho khách hàng.
– Các đặc điểm lý tính và cảm tính như thế nào? Có điểm nào khác biệt?
– Sản phẩm được hình thành từ những tính chất như thế nào để đáp ứng được những giá trị đó?
3 Dịch vụ & chăm sóc khách hàng (CSO) – Bạn muốn thương hiệu của bạn được cảm nhận thông qua quy trình dịch vụ đối với khách hàng như thế nào?
– Trong quy trình dịch vụ của bạn, từng bước từng bước, hãy quan tâm đến những cảm nhận của khách hàng về thương hiệu.
Vai trò của CSO trong xây dựng thương hiệu là gì?
– Củng cố sự gắn kết , quan tâm giữa khách hàng và thương hiệu.
– Tiếp nhận các thông tin phản hồi để có những thay đổi cần thiết.
4 Nhân sự & Văn hóa doanh nghiệp Phòng nhân sự phải “mở cửa” đón thương hiệu như thế nào?
– Cung cấp các tài liệu về thương hiệu của công ty bạn đến nhân viên.
– Truyền cảm hứng và tình yêu dành cho thương hiệu của bạn đến họ.
=> Tất cả những điều này là truyền thông thương hiệu nội bộ giúp xây dựng văn hóa thương hiệu, hướng mọi người vào những quy tắc ứng xử, làm việc chung và những mục tiêu chung.
5 Chiến dịch Marketing Đối với xây dựng thương hiệu, chiến dịch marketing là:
– Lan tỏa hình ảnh của thương hiệu.
– Tạo cơ hội tiếp xúc giữa khách hàng và thương hiệu.
– 4P trong marketing thương hiệu:
+ Sản phẩm cốt lõi có chứa các giá trị mà thương hiệu muốn mang tới cho khách hàng? Bao bì, các sản phẩm phụ có truyền tải đúng thông điệp mà thương hiệu muốn gửi gắm?
+ Mức giá xác định cho sản phẩm đã phù hợp với định vị thương hiệu và nhóm khách hàng mục tiêu chưa?
+ Tiêu chí lựa chọn của thương hiệu đối với các kênh và điểm phân phối là gì? Các kênh và điểm phân phối nào được lựa chọn? Các kênh và điểm phân phối được lựa chọn có đảm bảo các tiêu chí mà thương hiệu đưa ra không? Có những nguy cơ, rủi ro nào ảnh hưởng đến thương hiệu cần được dự đoán trước?
+ Chiến lược xúc tiến, quảng bá được lựa chọn là gì? Thông điệp truyền tải như thế nào? Triển khai trên những kênh nào? Đo lường kết quả ra sao?
6 PR – Quan hệ công chúng – Những nhóm công chúng nào thương hiệu cần xây dựng thiện cảm?
– Các hoạt động nào thương hiệu sẽ triển khai để xây dựng mối quan hệ, có được thiện cảm từ các nhóm công chúng?
– Cách ứng xử của thương hiệu trước các trường hợp phát sinh khủng hoảng sẽ như thế nào?

4. ĐÁNH GIÁ

STT 4.1. Tài sản thương hiệu
1 Khách hàng có nhận biết được thương hiệu của bạn không? Bao nhiêu người nhìn thấy logo của bạn và biết “bạn là ai”? Bạn bán sản phẩm, dịch vụ nào?
2 Mức độ trung thành của họ đối với thương hiệu như thế nào? Bao nhiêu khách hàng của bạn quay lại mua sản phẩm, dịch vụ của bạn hơn một lần và giới thiệu với người khác về thương hiệu của bạn?
3 Chất lượng cảm nhận đối với thương hiệu của bạn ra sao? Khách hàng cảm nhận về thương hiệu của bạn có đúng như những gì bạn mong muốn? Cảm nhận tích cực, hay tiêu cực?
4 Bạn đang sở hữu những gì thuộc về thương hiệu? Logo được nhận biết, tên gọi được đọc đúng, website, fanpage với lượng tương tác khủng,… tất cả đều có giá trị của nó và nó định giá tài sản thương hiệu của bạn có giá trị bao nhiêu?
4.2 Mức độ hoàn thành mục tiêu
Xem lại lộ trình phát triển thương hiệu, bạn có hoàn thành các mục tiêu đề ra trong từng giai đoạn không? Có bao nhiêu lần điều chỉnh, điều chỉnh những gì, kết quả thế nào?

Chân thành cảm ơn quý khách hàng đã tham khảo và sử dụng dịch vụ của chúng tôi!

WEALTHY CONNECTION…

KBI – KEY BRANDS INTERNATIONAL
102 Trần Phú – Mộ Lao – Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 0936 223 332 – Zalo: 0989 679 262
Mail: info@kbi.vv – Website: https://kbi.vn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trả lời