Thuật toán Google Penguin? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

SES 21/09/2019

1. Thuật toán Google Penguin là gì?

Thuật toán Google Penguin hay còn gọi là chim cánh cụt là thuật toán thứ 2 được Google công bố chính thức vào 24/4/2012. Penguin ra đời nhằm loại bỏ những website xây dựng black hat link nhằm thâu tóm kết quả tìm kiếm và bảng xếp hạng.

Thuật toán Google Penguin sẽ không phạt mạnh trên toàn bộ website, nó chỉ đánh vào một số từ khóa hoặc nhóm từ khóa nhất định. Google Penguin có thể khiến organic traffic và thứ hạng của keyword giảm đột ngột mà không báo trước.

2. 4 lỗi SEOer làm website dính án phạt Penguin

2.1 Xây dựng backlink không tự nhiên

Backlink tự nhiên là backlink do người khác đặt vì sự hữu ích của content trên website chứ không phải do bạn đặt hay yêu cầu người khác đặt.

Thực tế thì Google sẽ không thể nhận ra sự khác biệt giữa là backlink tự nhiên và backlink không tự nhiên. Tuy nhiên, Google sẽ dựa trên 1 số yếu tố để định nghĩa thế nào là backlink không tự nhiên:

– Quá nhiều backlink trong thời gian ngắn:

Trường hợp này thường xảy ra đối với những website mới, ít content và đặt link trên các site có index cao. Backlink quá nhiều trong thời gian ngắn không tương xứng với nội dung hiện có sẽ làm cho website của bạn bị nghi ngờ hoặc dính án phạt.

Lời khuyên: Nên đặt nhẹ backlink để bài viết sớm được google index; khi nội dung đủ nhiều, đủ chất thì mới tăng tốc backlink. Có thể 2, 3 ngày mới đi backlink cho một url nào đó trên website, miễn là liên kết đó phải thực sự chất lượng.

– Quá nhiều anchortext cho một site trên một page:

Lỗi này hay gặp khi các SEOer đặt chữ ký hay gửi tin nhắn trong các diễn đàn. Các SEOer thường tận dụng số lượng ký tự tối đa cho phép trong chữ ký để đặt. Điều này vô tình làm mật độ keywords quá cao khi các bạn trả lời nhiều lần trong topic đó. Bot Google quét và liên tục gặp phải trang web của bạn nó sẽ giảm chất lượng backlink đó xuống.

Một vấn đề nữa là giá trị backlink sẽ bị giảm dần khi đặt anchortext thứ 3 cho một site trở đi. Với lỗi này google ít phạt nhưng bạn sẽ không mang hiệu quả của backlink.

Lời khuyên: Chỉ nên đặt tối đa là 3 backlink cho một website trên một page. Mỗi topic trên mỗi diễn đàn bạn chỉ nên trả lời 1 lần duy nhất.

– Link SEO chỉ tập trung vào một từ khóa:

Backlink SEO chỉ đặt cho từ khóa SEO mà không đạt link SEO cho các từ khóa mở rộng. Với lỗi này google chỉ phạt với mức độ nhẹ, từ khóa sẽ ở vị trị từ 20x trở xuống.

Đây là lỗi nhiều SEOer mắc phải mà không biết lý do tại sao mình SEO nghiêm túc mà vẫn không thể lên TOP mặc dù backlink nhiều, chất lượng.

Lời khuyên: Building backlink cho cả các từ khoá mở rộng. Đa dạng hóa anchortext.

– Từ khóa không phù hợp với link SEO:

Lỗi này xảy ra khi SEOer chọn link SEO không phù hợp hoặc không tối ưu hóa nội dung của link SEO. Dẫn đến anchortext chẳng liên quan gì đến nội dung. Google sẽ phạt nhẹ lỗi này – từ khóa sẽ “lênh đênh” ở TOP dưới bảng xếp hạng tìm kiếm.

Lời khuyên: Lọc và lựa chọn link SEO theo đúng chủ đề của trang. Chỉ đi link khi nội dung của link đã được tối ưu hoá tốt.

2.2 Backlink từ những website hoặc page rác, chất lượng kém

– Website bị google phạt nặng: Đây là điều tối kỵ khi bạn đặt backlink, backlink trên các website bị google phạt sẽ ảnh hưởng rất lớn tới độ trust website của bạn, tốt nhất đừng “dao du” với các website như thế. Các nhận biết các website bị phạt nặng là kiểm tra index (chỉ mục) xem còn không. Công thức kiểm tra: “site:doman-bị-phat”.

– Có nội dung trùng lặp: Google rất ghét các nội dung trùng lặp và đánh giá rất thấp các nội dung này. Điển hình là backlink trên các bài viết (diễn đàn rao vặt) sao chép hoặc trộn không kỹ. Đặc biệt, nếu sao chép ở mức độ cao (cả title và description) thì chắc chắn không sớm thì muộn website cũng sẽ bị Google phạt nặng.

– Website bị nhiễm mã độc: Backlink của bạn sẽ có giá trị bằng không khi đặt trên các website như thế này và đôi khi còn bị ảnh hưởng lây. Để bảo vệ người dùng google chrome sẽ hỏi bạn có chắc chắn khi truy cập vào website này không?

Để kiểm tra website có bị nhiễm mã độc hay không các bạn truy cập vào link sau: https://transparencyreport.google.com/safe-browsing/search

2.3 Backlink không có sự liên quan

– Việc trao đổi backlink trực tiếp và không cùng lĩnh vực là rất nguy hiểm. Với lỗi này, rất có thể link SEO sẽ bị biến mất một cách nhanh chóng hoặc may mắn hơn Google sẽ cho một link khác của bạn lên với vị trí thấp hơn.

– Trên thực tế, backlink từ nhưng website khác lĩnh vực vẫn có tác dụng, tuy nhiên tác dụng của những backlink này sẽ không cao so với những backlink từ những website cùng lĩnh vực.

– Công thức an toàn khi trao đổi backlink các SEOer nên biết là sử dụng chéo theo công thức: a ->b1 , b2->a hoặc a1 -> b, b2 -> a2.

2.4 Backlink ẩn

Thực tế kể cả có hay không sử dụng CSS, Google vẫn chưa thể biết được backlink có thực sự là ẩn. Tuy nhiên nếu bị đối thủ report hoặc bị Google phát hiện thì khả năng từ khóa sẽ chết lên đến 90%.

Xem thêm: Google thực sự thích loại liên kết nào?

3. Những dấu hiệu website bạn đang bị google Penguin phạt

3.1 Rớt TOP nhanh

Dấu hiệu: Bài viết đang đứng TOP 10 đâu đó, rồi vào một ngày đẹp trời, thứ hạng từ khóa bỗng biến mất khỏi TOP 100. Nhiều SEOer vẫn nghĩ là google chỉ cập nhật thuật toán mấy hôm hoặc dở chứng cho website nhảy nhót đôi chút thôi. Nhưng chờ 1 tuần, 2 tuần rồi đến cả tháng chưa thấy từ khóa quay lại.

Chuẩn đoán: Khả năng đến 80% website của bạn đang bị google sandbox hoặc google penguin ra án phạt.

3.2 Từ khóa bị kẹt 1 chỗ không lên

Dấu hiệu: Bạn thực hiện rất chuẩn SEO rồi, nhưng làm mấy tháng từ khóa vẫn không hề nhúc nhích, kể cả từ khóa cạnh tranh thấp. Bạn chả hiểu mình làm gì yếu hơn đối thủ mà không thể lọt vào TOP 10.

Chuẩn đoán: Trường hợp này phần lớn bạn bị google penguin phạt over optimize, hoặc có thể website bạn gặp tình trạng keyword cannibalization tức các bài viết trang trang tự cạnh tranh với nhau và kìm hãm nhau.

3.3 Bạn càng đi link thứ hạng từ khóa càng giảm

Dấu hiệu: Bạn thực hiện SEO đẩy link về nhưng thứ hạng từ khóa càng giảm. Càng nhồi link nhiều vô nhưng vẫn không khả quan.

Chuẩn đoán: Lúc này liên kết của bạn đã bị googgle penguin cho là liên kết không tự nhiên và chắc chắn rằng dấu hiệu này cho thấy bạn đang bị penguin phạt.

3.4 Trang web bị mất từ khóa và index

Dấu hiệu: Trang của bạn có số lượng từ khóa lớn, đứng TOP cũng nhiều nhưng một ngày từ khóa bỗng bay đi đâu hết rồi, traffic tụt thê thảm, nhiều trang còn không tìm thấy trên google nữa.

Chuẩn đoán: Đây là dấu hiệu cho thấy rất có thể bạn bị penguin phạt. Và hình phạt nặng nhất chính là noindex tức trang bạn không được hiển thị trên google.

Xem thêm: Thuật toán google sandbox? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

4. Giải pháp khắc phục khi website bị Google Penguin

4.1 Bước 1: Chuẩn đoán vấn đề của website

Trước khi bắt tay vào công việc khắc phục sự cố bạn phải chẩn đoán được chính xác lý do tại sao thứ hạng và traffic của mình bị giảm đột ngột. Để chắc chắn website bị ảnh huởng bởi Penguin bạn hãy kiểm tra traffic trong phần traffic Sources/Search/ Organic vì đây là nguồn traffic tìm kiếm tự nhiên từ Google. Và Penguin chắc chắn ảnh huởng tới luợng tìm kiếm này.

Nhưng hãy xem thử các vấn đề sau cũng gây giảm traffic và thứ hạng:

– Server bị lỗi, thời gian load trang quá lâu?

– Bạn có chặn website của bạn bằng cách khóa file robot.txt?

– Bạn đã thực hiện redirects 301 website?

– Website của bạn có nội dung trùng lặp quá lớn?

– Website của bạn bị hack hoặc có phần mềm độc hại?

4.2 Bước 2: Phân tích nguồn backlink đến website của bạn

Penguin áp dụng hình phạt dựa trên thông tin phân tích nguồn backlink, liên kết tới mỗi trang web. Sau khi đã quét toàn bộ các liên kết rồi, bạn cần lọc lại các liên kết đó và phân loại chúng thành 3 nhóm:

  • Nhóm 1: Liên kết tự nhiên, chất lượng
  • Nhóm 2: Liên kết tình nghi không chắc chắn
  • Nhóm 3: Liên kết spam kém chất lượng

4.3 Bước 3: Xác định nguồn backlink gây tổn hại

Làm sao xác định nguồn baclink của bạn đuợc tối ưu hóa quá mức và gây hại cho website? Hãy sử dụng opensitexplore, majestic SEO hoặc ahrefs để xem nguồn backlink tới website và xem tỉ lệ phần trăm của mỗi anchortext.

Kiểm tra những từ khóa có tỉ lệ trên 20% nếu nó không nằm trong top 50 thì khả năng bạn đã bị ảnh hưởng bởi penguin.

Một khi đã xác định được nguồn backlink bạn mới bắt đầu giải quyết hậu quả theo hai hướng: xóa và pha loãng anchortext.

Hãy chọn những nguồn backlink từ website không liên quan với website của mình, không cùng lĩnh vực, xóa những liên kết làm hại bạn. Sau đó pha loãng bằng cách thay thế các anchortext khác.

Loại bỏ bớt hoặc đổi tên link footer ở những website mang lại nguồn backlink lớn cho bạn. Thông thường link footer đa số là từ khóa mục tiêu của bạn, hãy đổi tên sang tên thương hiệu hoặc tên từ khóa longtail hoặc một từ bất kì nào đó.

4.4 Bước 4: Link Removal Outreach

Google khuyên bạn nên cố gắng liên lạc với các website và webmaster nơi bắt nguồn của các links xấu. Đồng thời yêu cầu họ xóa chúng trước khi tiến hành loại bỏ.

Bạn nên nhớ rằng họ không có quyền lợi gì để phải tự nguyện gỡ bỏ link cho bạn vì thế hãy lịch sự và tỏ lòng biết ơn với hành động của họ. Và đôi khi bạn phải bỏ tiền để họ xóa link.

Mặc dù outreach là một cách hiệu quả để khôi phục từ các hình phạt liên quan đến link nhưng không phải lúc nào cũng cần thiết.

4.5 Bước 5: Disavow links

Disavow link được xem như là điều mà những người làm SEO có thể áp dụng để xử lý khi bị Google Penguin phạt. Kết quả là các links xấu sẽ không còn gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến thứ hạng website.

Khi bạn đã tải lên Disavow File của mình, Google sẽ gửi xác nhận. Nhưng trong khi Google xử lý thì nó sẽ không được loại bỏ ngay. Vì thế bạn cũng sẽ không thể phục hồi thứ hạng của mình một cách tức thời.

Bạn nên loại bỏ các link ở cấp độ tên miền thay vì loại bỏ các link riêng lẻ. Thực hiện các loại bỏ dựa theo tên miền cũng có nghĩa là bạn không phải lo lắng về việc các liên kết đó được index theo www hay không có www. Việc loại bỏ link dựa theo tên miền sẽ tính tới điều này.

Tuy nhiên, google cũng khuyến nghị rằng disavow tool chỉ nên được sử dụng như là phương sách cuối cùng khi xử lý các link spam. Bởi vì việc loại bỏ một link dễ hơn nhiều so với việc gửi yêu cầu xem xét lại các link tốt.

5. Chiến lược xây dựng backlink để phòng tránh Google Penguin

5.1 Lên chiến lược xây dựng backlink bài bản

Sau khi bạn đã hòan thành việc xóa bớt các liên kết rác, liên kết spam, hãy bắt đầu một chiến lược xây dựng liên kết mới, với mục tiêu pha loãng luợng backlink của bạn. Cụ thể:

1. Xây dựng những nội dung chất lượng, có giá trị cao với khách hàng.

2. Đa dạng hoá anchortext. Các anchortext nên pha loãng ra bao gồm các loại: tên thương hiệu, url, các từ chuyển tiếp (bấm vào đây, truy cập trang này, ở đây, đọc thêm tại đây…)

3. Tiến hành xây dựng backlink từ những domain có độ trust cao.

4. Xây dựng tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội, đẩy mạnh các bài viết lên Facebook và một số trang social bookmarking để tăng lượng tương tác.

Thực hiện xây dựng liên kết bằng việc:

– Cung cấp nội dung cho các website, blog 2.0 uy tín chất lượng cao.

– Viết bài PR đăng báo.

– Tìm những website có tầm ảnh hưởng lớn cùng lĩnh vực xin post bài với tư cách khách đăng.

– Tham gia các diễn đàn cùng ngành.

– Tạo và xuất bản nội dung hình ảnh độc đáo, viral mạnh lên pinterest.

– Xuất bản video lên youtube.

5.2 Giám sát các backlink trỏ đến website

Giám sát các backlinks cũng là một nhiệm vụ thiết yếu. Việc này không chỉ giúp kiểm soát lượng backlink từ bạn mà còn từ đối thủ cạnh tranh mua các link spam tấn công đến website của bạn. Hãy chủ động sử dụng tính năng loại bỏ các liên kết trước khi nhận ra các dấu hiệu rõ ràng về hình phạt của thuật toán.

Kết luận:

Bài viết trên đây là những thông tin đầy đủ về thuật toán Google Penguin mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Mình có lời khuyên với các bạn là: Trong quá trình SEO, không nên sử dụng các thủ thuật SEO mũ đen như nhồi nhét backlink, backlink ẩn, mua bán backlink, backlink trên nội dung trùng lặp… Việc sử dụng kỹ thuật SEO mũ đen có thể giúp từ khóa lên TOP trong thời gian ngắn tuy nhiên về lâu dâu dài khi Google liên tục cập nhật thuật toán mới khả năng website bị phạt và từ khóa bi giảm thứ hạng là rất lớn.

Liên hệ ngay tới KBI để được tư vấn miễn phí nếu quý khách hàng cần tham khảo các dịch vụ liên quan đến: Digital marketing, Tư vấn chiến lược thương hiệu, Thiết kế nhận diện thương hiệu, Quản trị doanh nghiệp,….

WEALTHY CONNECTION…

KBI – KEY BRANDS INTERNATIONAL
102 Trần Phú – Mộ Lao – Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 0936 223 332 – Zalo: 0989 679 262
Mail: info@kbi.vv – Website: https://kbi.vn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trả lời