Samsung là một trong những cái tên đi đầu về công nghệ, nổi bật là điện thoại, tivi, tủ lạnh,… Để đạt được những thành tựu tại thị trường Việt Nam, chiến lược marketing của Samsung đã được áp dụng đúng đắn và kịp thời. ORI sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về chiến lượng marketing của tập đoàn hàng đầu về công nghệ này.
I. Giới thiệu về tập đoàn Samsung
Samsung là tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc có trụ sở tại Seoul được sáng lập năm 1938 bởi Lee Byung Chul. Tập đoàn hoạt động đa ngành nghề bao gồm chế biến thực phẩm, dệt may, bảo hiểm, chứng khoán, bất động sản và bán lẻ. Đây là một trong những thương hiệu về công nghệ đắt giá nhất thế giới hiện nay. Công ty có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ tới nền kinh tế Hàn Quốc, đóng góp khoảng ⅕ tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia.
Samsung là tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc có trụ sở tại Seoul
Samsung tập trung nghiên cứu về lĩnh vực công nghệ cao và điện tử tiêu dùng, cụ thể là mảng điện thoại di động, TV, chíp điện tử và chất bán dẫn. Một trong số những lĩnh vực này đã trở thành mũi nhọn của tập đoàn, chiếm tỷ lệ nhất định và đóng góp lớn vào tổng doanh thu của tập đoàn. Các công ty con đáng chú ý nhất của Samsung gồm:
- Samsung Electronics là công ty điện tử, công nghệ cao
- Công ty đóng tàu Samsung Heavy Industries
- Công ty xây dựng Samsung Engineering và Samsung C&T
- Công ty bảo hiểm Samsung Life Insurance
- Samsung Everland quản lý Everland Resort
- Samsung Techwin là công ty nghiên cứu và khám phá vũ trụ
- Công ty quảng cáo Cheil Worldwide
II. Ma trận SWOT của Samsung
1. Điểm mạnh của Samsung
Để tạo nên một đế chế hùng mạnh, Samsung sở hữu nhiều điểm mạnh ở nhiều lĩnh vực có sức ảnh hưởng trên toàn cầu:
1.1. Giá trị thương hiệu
Để tạo nên được vị thế của mình, Samsung đã tập trung vào chất lượng và liên tục đổi mới công nghệ sản phẩm. Yếu tố chất lượng luôn là điều tập đoàn hướng tới để cạnh tranh trên thị trường công nghệ. Kết quả là Samsung được coi là thương hiệu điện tử đáng tin cậy nhất hiện nay.
1.2. Vị thế thị trường tại Việt Nam
Samsung là thương hiệu tốt nhất Việt Nam vào năm 2021. Tổng doanh thu của tập đoàn này chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài ra, Samsung Việt Nam đã cung cấp hơn 170.000 việc làm cho lao động nước ta.
Có thể nói, Samsung chiếm vị thế hàng đầu tại thị trường Việt Nam. Đặc biệt mặt hàng máy tính bảng, điện thoại và tivi của hãng luôn được nhiều người tiêu dùng Việt Nam chọn mua nhất trên kênh thương mại điện tử Shopee.
1.3. Hoạt động R&D
Samsung đã tập trung vào việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm sao cho đáp ứng được nhu cầu của đa dạng đối tượng người dùng. Trong năm 2019, Samsung đã chi hơn 16.8 tỷ USD cho hoạt động R&D. Tuy liên tục đổi mới và sáng tạo nhưng chất lượng luôn là yếu tố quan trọng được tập đoàn chú trọng. Ngoài đổi mới về sản phẩm, trong năm 2021, công ty còn đã đổi mới quy trình để giữ cho chuỗi cung ứng và mạng lưới phân phối không bị tan rã.
1.4. Dẫn đầu về màn hình LCD và tivi
Từ năm 2008 đến 2020, tập đoàn luôn giữ được vị thế hàng đầu về màn hình LCD và tivi. Những sản phẩm của thương hiệu này cung cấp nhận được phản hồi tích cực từ phía người tiêu dùng. Tuy có sự sụt giảm nhẹ về thị phần trong lĩnh vực điện tử từ 20% năm 2008 xuống 17% năm 2019 nhưng vị thế dẫn đầu vẫn không bị thay đổi cho tới thời điểm hiện tại.
1.5. Danh mục sản phẩm đa dạng và liên tục được đổi mới
Danh mục sản phẩm lớn chính là thế mạnh của Samsung, trong đó điện thoại thông minh và máy tính bảng là cốt lõi. Dòng điện thoại Galaxy của hãng hướng tới đối tượng khách hàng cao cấp. Đây chính là sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với iphone của Apple.
Bên cạnh điện thoại, danh mục sản phẩm của hãng còn có tivi, màn hình LCD, bộ nhớ NAND Flash, thiết bị 5G. Các sản phẩm này liên tục được đổi mới về mẫu mã và công nghệ, được người tiêu dùng đánh giá cao. Sự đa dạng hóa về sản phẩm giúp cho hãng giảm sự phụ thuộc vào sản phẩm cốt lõi. Đồng thời nó còn giúp hãng mở rộng kinh doanh trên thị trường điện tử.
2. Điểm yếu của Samsung
2.1. Chưa có sự đột phá so với sản phẩm của đối thủ
Vòng đời của sản phẩm ngày càng ngắn khiến thời gian nghiên cứu và đưa ra sản phẩm mới bị ít đi. Những sản phẩm sau ra đời không có nhiều đột phá so với những dòng cũ. Bên cạnh đó, đối thủ trực tiếp của hãng là Apple liên tục cho ra đời những sản phẩm công nghệ độc đáo đã khiến cho sự khác biệt giữa 2 hãng không đáng kể. Việc này đã khiến cho người tiêu dùng bị phân vân giữa 2 hãng điện tử này khi mua sản phẩm.
2.2. Danh mục sản phẩm có tên khá giống nhau gây nhầm lẫn
Một yếu điểm nữa của Samsung đó chính là sự nhầm lẫn giữa tên gọi sản phẩm. Ví dụ, các dòng điện thoại thông minh Galaxy Z, Galaxy S, Galaxy Note, Galaxy A, Galaxy M có các phiên bản nhỏ khác nhau theo thời gian phát hành. Điều này khiến người dùng không nhớ được hết tên sản phẩm của hãng.
3. Cơ hội của Samsung
3.1. Đối thủ tiềm năng thấp
Để gia nhập ngành thì các đối thủ của Samsung cần vốn rất lớn và đầu tư nhiều cho hoạt động R&D. Đây là thách thức rất lớn với bất kỳ doanh nghiệp nào nên đối thủ cạnh tranh tiềm năng của Samsung là rất ít.
3.2. Sự ra đời của công nghệ 5G
Samsung là hãng điện tử đầu tiên cho ra đời điện thoại thông minh 5G. Mặc dù ngay sau đó Apple đã ra mắt dòng iPhone hỗ trợ 5G nhưng đây vẫn là thị trường rất tiềm năng với hãng.
Samsung là hãng đầu tiên cho ra đời dòng điện thoại 5G
3.3. Nhu cầu sử dụng thiết bị công nghệ ngày càng tăng
Đại dịch Covid khiến nhiều người bắt buộc phải làm việc ở nhà. Điều này khiến nhu cầu về điện thoại và các thiết bị công nghệ để làm việc tăng lên. Cả khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát thì xu hướng làm việc tại nhà cũng đang được nhiều công ty hướng tới. Vì vậy, đây chính là cơ hội để Samsung có thêm được những khách hàng tiềm năng mới.
4. Thách thức của Samsung
4.1. Đại dịch Covid 19
Đại dịch đã tác động tới tâm lý người tiêu dùng, khiến họ có xu hướng chi tiêu ít đi và cân nhắc nhiều hơn trước những quyết định mua hàng. Thiết bị điện tử không phải mặt hàng thiết yếu nên sẽ không được ưu tiên hàng đầu. Thêm vào đó, mức giá của sản phẩm này không rẻ nên người mua sẽ phải cân nhắc kỹ hơn.
4.2. Cạnh tranh cao
Đối thủ cạnh tranh của Samsung chính là Apple, hãng liên tục cho ra đời các dòng sản phẩm tiên tiến bắt kịp xu hướng tiêu dùng. Điều này khiến lượng khách hàng tiềm năng của Samsung ít đi. Thêm vào đó, các hãng điện tử giá rẻ của Trung Quốc như Oppo, Vivo, Huawei, Xiaomi cũng là thách thức lớn với Samsung.
4.3. Vấn đề liên quan tới pháp lý
Năm 2011 Samsung đã bị Apple kiện về vấn đề ăn cắp thiết kế. Vụ việc này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của hãng. Vào năm 2018, Samsung đã trả cho Apple 540 triệu đô để cả hai bên giảng hòa. Ngoài ra, hình ảnh thương hiệu còn bị ảnh hưởng vì một số lãnh đạo tập đoàn liên quan tới bê bối hối lộ và sai phạm luật lao động.
III. Phân tích chiến lược marketing của SamSung theo mô hình 4P
Để trở thành một trong những thương hiệu đứng đầu về công nghệ ở Việt Nam thì những chiến lược marketing của Samsung đã được vận dụng kịp thời và hiệu quả. Vậy cụ thể những chiến lược ấy là gì?
1. Chiến lược marketing của SamSung về sản phẩm
Chiến lược sản phẩm của Samsung về đa dạng hóa sản phẩm đã đáp ứng được nhiều nhu cầu của các nhóm khách hàng khác nhau. Danh mục sản phẩm của thương hiệu gồm:
- Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay và phụ kiện đi kèm.
- Thiết bị gia dụng như tủ lạnh, máy giặt, máy hút bụi, máy lọc không khí, thiết bị nấu ăn.
- TV, các thiết bị về âm thanh và hình ảnh, phụ kiện.
- Máy in, màn hình,…
- Bộ nhớ và thẻ nhớ máy tính và điện thoại.
- Máy ảnh, máy quay phim.
Chiến lược sản phẩm của Samsung còn áp dụng trên cả logo của hãng. Dạng elip của logo biểu tượng cho dải ngân hà mang ý nghĩa “Thương hiệu bao trùm tất cả”. Điều này đã khẳng định tham vọng vị trí dẫn đầu của Samsung.
Xu hướng đóng gói của hãng là hạn chế đồ nhựa, hướng tới phát triển xanh thân thiện với môi trường. Điều này đã giúp hãng ghi điểm trong mắt người tiêu dùng, khiến lượng khách hàng gia tăng.
2. Chiến lược marketing của SamSung về giá
2.1. Chiến lược giá cả cạnh tranh
Chiến lược giá cả cạnh tranh là lấy giá của đối thủ cạnh tranh trong cùng một mặt hàng để làm cơ sở định giá. Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới chiến lược giá này là thông tin của thị trường. Có ba cách định giá sản phẩm tiêu biểu trong chiến lược giá cả cạnh tranh:
- Định giá thấp hơn giá của sản phẩm cạnh tranh.
- Định giá bằng giá của sản phẩm cạnh tranh.
- Định giá cao hơn giá cả sản phẩm cạnh tranh.
2.2. Chiến lược giá hớt váng
Chiến lược marketing của Samsung về giá tiếp theo là dùng giá hớt váng. Tức là ban đầu đặt giá sản phẩm mới rất cao để khai thác nhóm khách hàng có khả năng chi trả tốt. Mục đích là để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận trong thời gian ngắn. Khi đã khai thác hết nhóm khách hàng này thì hãng sẽ giảm giá sản phẩm để khai thác tới nhóm khách hàng có khả năng chi trả thấp hơn.
3. Chiến lược marketing của SamSung về hệ thống phân phối
Chiến lược marketing của Samsung là đa dạng kênh phân phối sản phẩm từ công ty bán lẻ, hệ thống các siêu thị điện máy tới Samsung Brand Shop. Trong đó, Samsung lựa chọn các công ty bán lẻ uy tín sau để phân phối sản phẩm của mình:
- Thế giới di động
- Công ty FPT
- Viettel Store
- CellphoneS
- ….
Còn với các siêu thị điện máy, Samsung chọn các hãng lâu năm như:
- Pico Plaza
- Điện máy Nguyễn Kim
- Trần Anh
- Rubi Plaza
- …
Brand Shop chỉ bán các sản phẩm của Samsung, giúp người mua dễ tiếp cận với sản phẩm chính hãng. Mô hình này giúp nâng vị thế thương hiệu sản phẩm của Samsung trong lòng người tiêu dùng lên đáng kể.
4. Chiến lược marketing của SamSung về quảng cáo
4.1. Quảng cáo
Chiến lược marketing của Samsung tại Việt Nam là tận dụng các kênh truyền hình và mạng xã hội để gia tăng mức độ nhận điện cho thương hiệu. Trên các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter,… Samsung liên tục đăng các bài PR và video hấp dẫn, thời thượng để lôi cuốn nhóm khách hàng trẻ tuổi.
Còn trên nền tảng Youtube, Samsung hợp tác với những tên tuổi bóng đá đình đám như Messi và Ronaldo để quảng bá cho Galaxy11. Điều này đã đem lại thành công nhanh chóng cho sản phẩm. Hoặc quảng cáo của Samsung trong series Avenger của Marvel cũng đem lại thành công ngoài mong đợi cho sản phẩm công nghệ của hãng.
Samsung mời những nghệ sĩ danh tiếng như Thanh Hằng, Quang Vinh, Châu Bùi,… làm đại sứ thương hiệu cho hãng. Nhờ độ nổi tiếng và sức ảnh hưởng của họ để thực hiện quảng cáo trên truyền hình. Đặc biệt, hãng còn mời nhóm nhạc nổi tiếng Blackpink hợp tác để quảng quá thương hiệu dòng điện thoại Galaxy. Điều này đã giúp dòng điện thoại này nhanh chóng được nhiều người biết tới.
4.2. Bán hàng cá nhân
Bán hàng cá nhân là một trong những chiến lược marketing của Samsung. Hoạt động chào hàng này gồm những công việc sau:
- Chiến lược marketing của Samsung sẽ cung cấp đầy đủ và chi tiết thông tin về sản phẩm cho khách hàng.
- Nhân viên kinh doanh sẽ cố gắng duy trì và cải thiện mối quan hệ với khách hàng.
- Nhân viên kinh doanh thường xuyên cung cấp thông tin về chương trình khuyến mãi và quảng cáo cho khách hàng.
Mỗi cá nhân bán được hàng sẽ được thưởng 5% hoa hồng trên một sản phẩm. Chính sách này đã khuyến khích đội ngũ nhân viên gia tăng năng suất làm việc.
4.3. Khuyến mãi
Chiến lược marketing của Samsung là thường xuyên đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho khách. Khi mua điện thoại khách sẽ được tặng pin dự phòng không dây, củ sạc nhanh, vòng đeo tay theo dõi sức khỏe cùng nhiều quà tặng hấp dẫn khác.
Ngoài ra, Samsung còn thực hiện chương trình “Thu cũ đổi mới” áp dụng trên phạm vi toàn quốc. Những điện thoại cũ đáp ứng đủ yêu cầu sẽ được hãng thu mua, còn khách hàng sẽ được nhận 1 chiếc điện thoại mới với mức phí trả góp là 0%.
4.4. Quan hệ công chúng
Chiến lược marketing của Samsung là tập trung vào cải thiện quan hệ công chúng. Đây là cách tận dụng quảng bá thương hiệu thông qua báo chí nhưng không tốn nhiều chi phí. Samsung đã chọn cách trở thành nhà tài trợ của nhiều tổ chức như Opera Sydney, giải thưởng NSWIS, Quỹ châu đại dương, đội olympic Úc,… Hành động này đã được cộng đồng đánh giá cao, gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu trong lòng công chúng.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin về chiến lược marketing của Samsung. Có thể nói hãng đã áp dụng chiến lược 4Ps cực kỳ thành công để tăng mức độ nhận diện thương hiệu và thu hút lượng khách hàng đông đảo. Nhưng ngoài Samsung thì các thương hiệu lớn khác cũng có những chiến lược kinh doanh riêng. Để tìm hiểu thêm những thông tin này, hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của ORI nhé.
Theo Brandsvietnam
Liên hệ ngay tới KBI để được tư vấn miễn phí nếu quý khách hàng cần tham khảo các dịch vụ liên quan đến: Digital marketing, Tư vấn chiến lược thương hiệu, Thiết kế nhận diện thương hiệu, Quản trị doanh nghiệp,….
WEALTHY CONNECTION…
KBI – KEY BRANDS INTERNATIONAL
102 Trần Phú – Mộ Lao – Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 0936 223 332 – Zalo: 0989 679 262
Mail: info@kbi.vv – Website: https://kbi.vn