STRAGETY

Cần làm gì khi tái cấu trúc doanh nghiệp

SES 05/10/2020

Tái cấu trúc doanh nghiệp là một thuật ngữ phổ biến cho các doanh nghiệp tại Việt Nam trong 20 năm trở lại đây, nhưng thật sự để hiểu tái cấu trúc doanh nghiệp là làm gì thì không phải ai cũng trả lời chính xác. Khi nói tới tái cấu trúc doanh nghiệp thì mọi người thường nghĩ ngay đến những công việc như: Tái cơ cấu tổ chức, nguồn vốn, con người, quy trình, hệ thống, chính sách, chiến lược,… nhưng thực chất tất cả những việc trên chỉ là bề nổi của tái cấu trúc một doanh nghiệp mà thôi.

Một chiếc xe được thiết kế với các cấu phần tối ưu như động cơ, khung xe, bánh xe và các cấu phần này phải tương thích với nhau để tạo ra một vận tốc tối ưu với mức nhiên liệu phù hợp, mức an toàn cao và tối ưu mức tải trọng phù hợp nhất. Khi các cấu phần động cơ, khung xe, kích thước của các bánh xe thay đổi và không còn phù hợp với nhau thì xe vẫn chạy được nhưng hiệu suất của xe thay đổi, thậm chí hiệu suất còn bị giảm. Nếu động cơ lên quá mạnh nhưng bánh xe không phù hợp sẽ dẫn tới mau hư lốp, hoặc chi phí bảo trì tăng lên rất cao.

Tương tự doanh nghiệp cũng vậy, nó cũng giống như một chiếc xe, khi tái cấu trúc doanh nghiệp mà chúng ta không nắm nguyên lý vận hành của tái cấu trúc thì gần như việc tái cấu trúc sẽ thất bại. Bạn hãy quan sát chiếc xe quản trị bên dưới.

Doanh nghiệp có 3 cấu phần quan trọng

  • Động cơ của doanh nghiệp: Tư duy lãnh đao (Mindset)
  • Bánh trước: Năng lực lãnh đạo (Skillset)
  • Bánh sau và khung sườn xe: Công cụ lãnh đạo (Toolset)

Toolset: Khi tái cấu trúc doanh nghiệp mà chúng ta chỉ tập trung vào quy trình, cơ cấu, KPI, nhân sự, chính sách… thì cũng chỉ là bánh sau, khung sườn xe mà thôi và mới chỉ là giải quyết được bài toán về công cụ lãnh đạo (Toolset).

Mindset: Chúng ta muốn nâng cấp năng suất của một chiếc xe mà bỏ qua động cơ và chỉ tập trung nâng cấp bánh sau, khung sườn thì sớm muộn chiếc xe sẽ không bao giờ chạy được lâu, cũng giống như chúng ta tái cấu trúc hệ thống quy trình, chiến lược, cơ cấu, chính sách, KPI… mà bỏ qua việc thay đổi tư duy lãnh đạo. Tái cấu trúc doanh nghiệp đòi hỏi một yêu cầu rất cao trong việc thay đổi tư duy lãnh đạo để phù hợp với các công cụ quản trị hiện đại vừa áp dụng. Câu hỏi đặt ra cho quá trình tái cấu trúc là: 5 năm tiếp theo ban lãnh đạo và đội ngũ chủ chốt cần thay đổi những tư duy quản trị nào để phù hợp với chiến lược và các công cụ quản trị hiện đại?

Skillset: Sau khi có động cơ mạnh, khung sườn tốt, bánh sau phù hợp thì khi chúng ta tăng tốc cao hơn bình thường so với phiên bản cũ sẽ dẫn đến xe rung lắc và đánh võng tay lái, bởi vì bánh trước không phù hợp với tốc độ cao. Doanh nghiệp cũng vậy khi có tư duy phù hợp và công cụ tốt nhưng liệu rằng năng lực có đủ để vận hành công cụ và thực thi chiến lược hay không? Khi đó năng lực thực thi của đội ngũ quản lý và lãnh đạo lại trở thành một yếu tố vô cùng quan trọng, nếu không mọi thứ của tái cấu trúc cũng chỉ nằm trên giấy mà thôi.

Trong quá trình tư vấn tái cấu trúc cho những tập đoàn lớn tại Việt Nam, bản thân tôi và các chuyên gia cần tư vấn tổng thể cả 3 yếu tố trên và thành quả đem lại cho các dự án đó không phải tư duy, năng lực, hay công cụ mà là một môi trường làm việc mới có sức sáng tạo và năng suất cao hơn.

Tái cấu trúc doanh nghiệp là một cuộc hành trình nâng cấp xe đòi hỏi người lãnh đạo phải cam kết, đam mê và thông thái. Chúng ta có thể không khó khi bán xe cũ và mua xe mới, nhưng chúng ta bán toàn bộ tư duy, năng lực và công cụ của doanh nghiệp để mua về những thứ tốt hơn thì không đơn giản một chút nào.

Liên hệ ngay tới KBI để được tư vấn miễn phí nếu quý khách hàng cần tham khảo các dịch vụ liên quan đến: Digital marketing, Tư vấn chiến lược thương hiệu, Thiết kế nhận diện thương hiệu, Quản trị doanh nghiệp,….

WEALTHY CONNECTION…

KBI – KEY BRANDS INTERNATIONAL
102 Trần Phú – Mộ Lao – Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 0936 223 332 – Zalo: 0989 679 262
Mail: info@kbi.vv – Website: https://kbi.vn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Trả lời