Nhiệm vụ của nhà lãnh đạo: quản lý hay quản trị?

SES 30/12/2019

Quản lý và quản trị đều là những khái niệm rộng và cần thiết cho sự thành công của doanh nghiệp trong một môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp. Tuy nhiên, khác với sự nhầm lẫn của nhiều nhà lãnh đạo hiện nay, quản trị và quản lý lại là hai khái niệm ám chỉ những công việc khác nhau, đòi hỏi những kỹ năng khác nhau. Việc phân biệt chúng giúp chủ doanh nghiệp thấu hiểu rõ ràng hơn về nghệ thuật lãnh đạo và điều chỉnh cách hành xử trong tổ chức của mình.

Chuyển kể rằng có hai chiếc tàu, 2 đoàn thủy thủ A và B. Cả hai thuyền trưởng đều đang đứng trước quyết định có ra khơi không khi một cơn bão trên biển sắp ập tới. Thuyền trưởng tàu A sẽ có xu hướng hô hào tàu mình tức tốc lên đường, may ra sẽ tránh được thời điểm thiên tai diễn ra. Tuy nhiên, thực tế không như mong đợi, con bão ập tới và cả tàu chỉ sống sót thần kỳ mà không có thiệt hại gì nhờ vào kinh nghiệm đi bão dày dặn của đội thủy thủ cũng như khả năng quản lý tàu trong biến cố giỏi của thuyền trưởng tàu A.

Tuy nhiên, cùng thời điểm đó, thuyền trưởng tàu B lại đưa ra quyết định rằng tàu mình sẽ đợi cơn bão qua xong mới khởi hành, dựa trên thực tế là năng lực đi bão của đội thủy thủ của mình không tốt và nhay nhạy bằng đội tàu A. Không ai biết đội tàu B có giỏi hay không, do họ không cần thể hiện quá nhiều trong điều kiện thời tiết thuận lợi, nhưng có thể khẳng định vị thuyền trưởng tàu B ấy là người quản trị giỏi bởi vì anh ta đã ra quyết định đúng vào đúng thời điểm, trong khi thuyền trưởng tàu A dù quản lý tốt, lại ra quyết định có phần vội vã.

Quản lý: có giới hạn, khuôn khổ cụ thể, ví dụ quản lý tài chính

Quản trị: liên quan đến việc lãnh đạo, đến số mệnh của cả một công ty thông qua việc xác định đường hướng phát triển và truyền tải được chí hướng của người đứng đầu đến các nhân viên, sao cho toàn thể tổ chức đồng thuận, hợp tác

Theo Giáo sư Phan Văn Trường, Chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đàm phán quốc tế và là cố vấn của Chính phủ Pháp về thương mại Quốc tế, quản lý và quản trị đều là nhiệm vụ của người lãnh đạo doanh nghiệp. Ở những doanh nghiệp nhỏ, mang tính chất gia đình, còn ít nguồn lực và nhu cầu về nhân sự, chủ doanh nghiệp thường kiêm cả hai việc, dẫn đến có sự nhầm lẫn và khó tách bạch. Tuy nhiên, khi công ty lớn lên, hoặc cổ phần hóa thì sự khác nhau giữa hai khái niệm này càng được thể hiện rõ.

Người quản trị giỏi hiểu sự biến đổi của thị trường, biến đổi của công nghê, nhìn ra điểm mạnh-yếu của đối thủ cạnh tranh và xác định được đâu mới là con đường đi đúng đắn nhất cho đội ngũ nhân viên và cả tổ chức của mình. Như vậy, hai khái niệm quản lý-quản trị là khác nhau và cũng đòi hòi hai chân dung lãnh đạo rất khác nhau. “Mục đích quản trị của người dẫn dắt một tập thể phải biết bố trí đúng việc cho đúng người, đúng lúc, đúng nơi”, Giáo sư Trường khẳng định.

Doanh nghiệp gia đình có cần cả hai?

Năm 1975, Microsoft được tỷ phú Bill Gates thành lập với số vốn vỏn vẹn 2.000 USD và chỉ có hai nhân viên. Nếu vẫn Bill Gates vẫn chỉ quản lý công ty, có lẽ giờ này Microsoft vẫn tồn tại và mở rộng quy mô với khoảng 5.000 nhân viên, tình hình kinh doanh hàng năm vẫn khả quan, đủ để các bên đều cảm thấy vui vẻ, hài lòng. Nhưng Bill Gates là một nhà quản trị giỏi, có tầm nhìn xa và hiểu được thế giới đang rất cần một số công nghệ như Internet hay các chip máy tính, và ngược lại, nhu cầu đầu tư lớn để phát triển những công nghệ này nhằm thay đổi thế giới.

Theo ông Trường, ở Việt Nam hiện nay, xuất phát điểm của đa phần các doanh nghiệp gia đình là ở quy mô nhỏ, với nhiều hạn chế cả về tài chính lẫn nhân sự nên thường một chủ đảm nhận cả hai vai trò. Họ có thể hiểu nhiều về quản lý, sử dụng vô vàn các phần mềm quản lý hiện đại của thế giới, nhưng lại cực kỳ thiếu kiến thức về quản trị. Nhiều trong số này, chưa có ý thức trau dồi, học tập để nâng cao khả năng quản trị vì cho rằng, bản thân đã ở vị trí cao nhất, ra lệnh nhân viên ắt phải làm theo.

Việc không phân biệt được quản lý và quản trị có thể gây ra nhiều hệ quả nhãn tiền. Thứ nhất, nhân viên, cho dù là kế toán hay kỹ sư dự án nhỏ… sẽ không hiểu chiếc thuyền doanh nghiệp đang được lái về đâu, tương lai như thế nào. Chiến lược phát triển công ty không giản đơn là câu chuyện làm ra sản phẩm rồi bán, lời lãi, chia lợi nhuận thế nào cũng được. Lãnh đạo đề ra được chiến lược, nhìn được ra lái thuyền về phía đó thì lợi nhuận tăng ra sao, có cần phải đa dạng hóa sản phẩm không, hay cần tuyển dụng chân dung nhân sự như thế nào…

Thứ hai, tầm quản trị của chủ doanh nghiệp còn ảnh hưởng rất nhiều đến động lực làm việc của nhân viên cũng như sự hợp tác trong công việc của đội ngũ nhân sự. Chỉ khi hiểu được vị trí doanh nghiệp muốn đạt được trên thị trường, nhân viên mới có động lực đặt ra được những mục tiêu phấn đấu cá nhân và tương tác với nhau vì lợi ích chung của tổ chức – điều vô cùng quan trọng trong quản trị và tương lai của cả doanh nghiệp.

Để từ một nhà quản lý giỏi lên một nhà quản trị có tầm

Thực tế cho thấy có nhiều chủ doanh nghiệp là một nhà quản lý xuất sắc nhưng lại không phải là nhà quản trị có tầm. “Họ chỉ biết lái xe trong sương mù và điều duy nhất họ có thể làm là lái trên một đường thẳng, ít tốn xăng nhất, còn xe đi về đâu thì bản thân họ cũng không biết”, Giáo sư Phan Văn Trường nhận xét.

Kỹ năng quản trị là một dạng tài năng mà 80% là do bẩm sinh mà có. 20% còn lại do chính chủ doanh nghiệp tự xây dựng bằng cách luôn luôn trau dồi thông tin, theo dõi hàng ngày mọi diễn biến của thị trường, công nghệ cũng như thường xuyên gần gũi, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng.

Cụ thể, chủ doanh nghiệp cần hiểu thị trường, nghĩa là khách hàng của mình hôm nay và trong tương lai là ai, nhu cầu của họ là gì. Ví dụ như Steve Jobs, cố chủ tịch của Apple, là một nhà quản trị giỏi đến độ ông không chỉ biết nhu cầu của khách hàng trong tương lai là gì mà còn tạo ra được những sản phẩm tuy hôm nay không có nhưng ngày mai sẽ có rất nhiều người muốn có. Ngược lại, có những nhà lãnh đạo như Stephen Elop, cựu CEO của Nokia, là chứng minh của một nhà quản trị quá tồi. Tập đoàn Nokia từ chỗ có một quá khứ phát triển cực thịnh, thống trị thị phần thế giới, bỗng gần như bị quét khỏi thị trường thiết bị di động trong tích tắc vì không chống đỡ nổi sự cạnh tranh khắc nghiệt từ hai đối thủ Samsung và Apple.

“Biết được khách hàng của mình ngày hôm nay muốn gì, và ngày mai họ sẽ lại chuyển ý thích, nhu cầu của mình ra sao, trong tương lai sẽ có những công nghệ nào đáp ứng nhu cầu đó… những người nhìn được chuyện đó trước mọi người thì đó chính là những nhà quản trị phi thường”, Giáo sư Phan Văn Trường khẳng định.

Liên hệ ngay tới KBI để được tư vấn miễn phí nếu quý khách hàng cần tham khảo các dịch vụ liên quan đến: Digital marketing, Tư vấn chiến lược thương hiệu, Thiết kế nhận diện thương hiệu, Quản trị doanh nghiệp,….

WEALTHY CONNECTION…

KBI – KEY BRANDS INTERNATIONAL
102 Trần Phú – Mộ Lao – Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 0936 223 332 – Zalo: 0989 679 262
Mail: info@kbi.vv – Website: https://kbi.vn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trả lời