Sự khác biệt giữa Nhà quản lý và Nhà lãnh đạo

SES 03/04/2020

Quản lý là công việc đối phó với rắc rối. Những quy tắc và phương pháp quản lý đa phần là phản ứng trước một trong những bước phát triển quan trọng nhất của thế kỉ XX: sự xuất hiện của những tổ chức lớn. Khi không có ựu quản lý tốt, những doanh nghiệp với cơ cấu phức tạp thường có khuynh hướng trở nên hỗn loạn và sụp đổ hoàn toàn. Việc quản lý tốt có thể tạo trật tự và tính nhất quán cho những khía cạnh chủ chốt như chất lượng và lợi nhuận sản phẩm.

Ngược lại, lãnh đạo là công việc đối phó với sự thay đổi. Những năm gần đây, thế giới kinh doanh ngày một cạnh tranh và dễ thay đổi hơn, đó chính là một trong những lý do khiến tài lãnh đạo ngày càng trở nên quan trọng hơn.

Những yếu tố như công nghệ thay đổi nhanh hơn, cạnh tranh quốc tế mạnh mẽ hơn, việc loại bỏ các rào cản kinh doanh, tình trạng dư thừa trong những ngành thâm dụng vốn, tình trạng bất ổn của cartel dầu mỏ, những tay đầu cơ với trái phiếu “rác”, thay đổi tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động… đã góp phần vào sự chuyển dịch này. Hệ quả là các công ty không thể cứ giữ nguyên phương thức hay hiệu suất làm việc của mình. Tích cực thay đổi là điều cần thiết để tồn tại và cạnh tranh một cách có hiệu quả trong môi trường mới. Thay đổi càng nhiều, nhu cầu lãnh đạo càng tăng.

Việc này cũng giống như quân đội: Một quân đội thời bình thông thường chỉ cần quản trị và quản lý tốt xuyên suốt hệ thống cùng sự lãnh đạo tốt ở cấp trên cùng. Một đội quân thời chiến yêu cầu khả năng lãnh đạo giỏi ở tất cả cấp bậc. Chưa ai tìm ra được giải pháp quản lý binh lĩnh hiệu quả trên chiến trường; họ phải được lãnh đạo.

Hai chức năng khác biệt – đối phó với rắc rối và đối phó với thay đổi – hình thành nên những hoạt động đặc thù của quản lý và lãnh đạo. Mỗi mảng công việc đều liên quan tới việc quyết định điều cần làm, thiết lập mạng lưới con người và quan hệ phục vụ cho mục tiêu và đảm bảo rằng những người đó hoàn thành tốt công việc. Song chuunsg hoàn thành ba nhiệm vụ này  theo các cách khác nhau.

Các công ty quản lý rắc rối trước tiên bằng việc lập kế hoạch và lập ngân sách – đặt ra mục tiêu và nhiệm vụ trong tương lai (thường là trong tháng hoặc năm tiếp theo), xây dựng các bước chi tiết để hoàn thành mục tiêu, sau đó chỉ định nhân sự thực hiện các kế hoạch đó. Trái lại, việc lãnh đạo một tổ chức thay đổi theo hướng có lợi bắt đầu bằng việc định hướng – xây dựng một viễn cảnh (thường là tương lai xa) cùng những chiến lược thay dổi để biến viễn cảnh đó thành sự thật.

Quản lý tăng cường khả năng thực hiện kế hoạch bằng cách tổ chức và bố trí nhân sự – tạo lập một cơ cấu tổ chức và các vị trí công việc để đáp ứng đòi hỏi của kế hoạch, phân công công việc cho những cá nhân đủ trình độ, trao đổi kế hoạch với những cá nhân đó, giao trách nhiệm thực hiện kế hoạch, và lập hệ thống giám sát việc thực hiện. Trái lại, hoạt động tương đương ở khía cạnh lãnh đạo là điều chỉnh con người, tức là trao đổi định hướng mới với những cá nhân có thể tạo dựng các liên minh hiểu được viễn cảnh và tận tâm để đạt được nó.

Cuối cùng, quản lý đảm bảo việc hoàn thành kế hoạch thông qua kiểm soát và giải quyết vấn đề – giám sát và đối chiếu một số chi tiết giữa kết quả với kế hoạch ban đầu, cả chính thức và không chính thức, bằng báo cáo, hội họp và nhiều công cụ khác; xác định độ lệch chuẩn, sau đó lên kế hoạch và tổ chức giải quyết vấn đề. Còn đối với lãnh đạo, xây dựng một viễn cảnh phải thông qua việc tạo động lực và truyền cảm hứng – giữ cho mọi người đi đúng hướng, mặc cho khó khăn có lớn đến đâu đi chăng nữa, bằng việc khơi dậy những nhu cầu, giá trị và cảm xúc cơ bản nhưng ít khi được khai thác của con người.

Việc đi xâu phân tích từng hoạt động trên sẽ giúp làm rõ hơn những kỹ năng cần có ở các lãnh đạo.

Liên hệ ngay tới KBI để được tư vấn miễn phí nếu quý khách hàng cần tham khảo các dịch vụ liên quan đến: Digital marketing, Tư vấn chiến lược thương hiệu, Thiết kế nhận diện thương hiệu, Quản trị doanh nghiệp,….

WEALTHY CONNECTION…

KBI – KEY BRANDS INTERNATIONAL
102 Trần Phú – Mộ Lao – Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 0936 223 332 – Zalo: 0989 679 262
Mail: info@kbi.vv – Website: https://kbi.vn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trả lời