Nhận diện KOL các nhãn hàng “không bao giờ” nên book

SES 08/11/2019

Chạy chiến dịch marketing với nhân vật là các KOL đang là xu hướng được rất nhiều doanh nghiệp, công ty lựa chọn bởi tính hiệu quả của nó.

Khái niệm KOL được hiểu nôm na như một người hoặc nhóm người có tầm ảnh hưởng tương đối rộng trên cộng đồng mạng, họ thường được chia thành 3 nhóm chính: VIPs/Celebrities (người nổi tiếng), Professinal Influencer (người có sức ảnh hưởng) và Citizen Influencer (Những người trong cộng đồng mạng thường chia sẻ kinh nghiệm, có lượt like và follow tương đối cao).

Việc KOL xuất hiện trong các clip, video quảng cáo có sự ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí và thị hiếu người tiêu dùng, tạo sức lan tỏa cho doanh nghiệp. Những nhóm người này thường được nhiều người biết đến thông qua truyền thông, qua những bài viết có giá trị được chia sẻ trên các trang mạng cộng đồng có liên quan mật thiết đến sản phẩm, dịch vụ mà công ty đang cung cấp. Bởi vậy, thách thức lớn nhất đối với các nhà tiếp thị đó là chọn nhân vật phù hợp với sản phẩm, dịch vụ mà công ty đang cung cấp.

Đó cũng chính là những thách thức đối với các nhà tiếp thị để có thể lựa chọn được những nhân vật phù hợp với sản phẩm, dịch vụ mà công ty đang cung cấp. Sau đây Brandsviet đưa ra một vài đặc điểm nhận KOL mà các nhãn hàng không nên book để tránh khỏi những đau đầu không đáng có:

Nhận diện KOL các nhãn hàng “không bao giờ” nên book

1. KOL đi lên từ scandal hoặc đang dính scandal

Thông thường khi hợp tác với KOL thì thương hiệu sẽ chọn những gương mặt được cộng đồng khán giả yêu thích và đời tư trong sạch để tránh ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu. Nhưng nếu trong quá trình làm việc KOL lại vô tình vướng vào một rủi ro, xung quanh KOL đó không còn là những bình luận tích cực nữa thay vào đó là những phát ngôn, nhận xét mang tính tiêu cực và mất khá nhiều điểm hình ảnh trong lòng công chúng. Việc này cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu và KOL này đại diện.Trường hợp ca sĩ Mỹ Linh liên tục dính scandal, khiến doanh nghiệp gốm sứ hàng đầu Việt Nam vô cớ bị liên lụy là bài học sương máu mà các doanh nghiệp cần học tập.

Đây là một trong những tình huống không đáng có và mang đến nhiều thiệt hại nhất. Nên thương hiệu cần chọn đại sứ thương hiệu dựa trên kinh nghiệm của KOL, lối sống, đời tư, cá tính của họ và những thương hiệu, chiến dịch họ đã từng hợp tác để hạn chế những tình huống không đáng có xảy ra.

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều brand trả tiền cho những thánh chửi, thích tạo scandal, các kênh nội dung không phù hợp với văn hoá dân tộc. Scandal đang là bàn đạp để một vài bộ phận gây ra những ảnh hưởng đến truyền thông.

2. KOL hứa thật nhiều thất hứa rồi cũng thật nhiều

Thời gian của KOL rất ít và họ có rất nhiều công việc cần phải giải quyết và thực hiện và những công việc của họ luôn phải được lên sẵn lịch trình từ một khoảng thời gian trước đó. Nhưng đôi khi ngay cả với những công việc đã được đặt hẹn, hợp tác từ rất lâu nhưng đến phút trót thì họ lại báo không hợp thời gian hoặc không thích làm việc thời điểm đó vì tình trạng sức khỏe hoặc lý do cá nhân.

Những KOL kiểu này sẽ khiến thương hiệu bị rối vì đã hoàn thành các giai đoạn công việc để có thể đến thời điểm làm việc với KOL nhưng họ lại hủy bỏ giữa chừng, khiến cho thương hiệu phải chạy tìm một gương mặt khác phù hợp với sản phẩm của họ sẽ mất khá nhiều thời gian và công sức.

Để nhận diện những KOL không có tâm trong nghề, nhãn hàng cần có được data về cách làm việc của KOL đó.

3. KOL có tâm trạng nắng mưa thất thường

Tâm trạng của KOL được ví như nắng mưa thất thường là một yếu tố quan trọng khiến các thương hiệu phải đau đầu. Họ là những cây thời tiết vì luôn mang đến nữa điều bất ngờ ngoài dự tính. Có thể ngay thời điểm họ cảm thấy vui vẻ và hài lòng với mọi thứ xung quanh, lời nói của họ sẽ khác, làm việc được nhanh chóng và dễ dàng hơn. Nhưng nếu, vào khoảnh khắc đó, họ đang có những tâm trạng không tốt thì sẽ rất dễ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

Khi thương hiệu tiến hành chọn KOL phải trải qua nhiều giai đoạn, từ việc booking cho đến ký hợp đồng và đến ngày thực hiện công việc, có thể là quay một video quảng cáo hay đăng một bài post “Review sản phẩm” chẳng hạn. Nhưng nếu đến ngày KOL và thương hiệu làm việc với nhau, KOL cảm thấy tâm trạng không tốt hay có những tác động bên ngoài làm ảnh hưởng đến KOL ngày hôm đó, thì sẽ rất ảnh hưởng đến hiệu quả của công việc giữa KOL và thương hiệu.

Kết luận

Không chỉ riêng về một lĩnh vực nào, hầu hết các thương hiệu đều phải đau đầu và đặt ra hàng trăm câu hỏi khi hợp tác với KOLs – những người rất có sức ảnh hưởng trên các phương tiện trực tuyến và cả bên ngoài xã hội. Những tình huống khó đỡ khi làm việc với KOLs không có hồi kết nhưng quan trọng là làm sao để chúng ta có thể giải quyết được hết những mớ hỗn độn không tên ấy. Thương hiệu của bạn sẽ không cần phải lo lắng về những điều như trên và hàng ngàn điều khác nếu như doanh nghiệp bạn tìm hiểu kỹ lưỡng về hồ sơ và danh sách khách hàng đã từng hợp tác với KOL đó.

Liên hệ ngay tới KBI để được tư vấn miễn phí nếu quý khách hàng cần tham khảo các dịch vụ liên quan đến: Digital marketing, Tư vấn chiến lược thương hiệu, Thiết kế nhận diện thương hiệu, Quản trị doanh nghiệp,….

WEALTHY CONNECTION…

KBI – KEY BRANDS INTERNATIONAL
102 Trần Phú – Mộ Lao – Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 0936 223 332 – Zalo: 0989 679 262
Mail: info@kbi.vv – Website: https://kbi.vn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trả lời