Những người tuổi 30 tay trắng

SES 20/10/2020

Nhiều người không nhà, không xe, không có người yêu, không tiền, ở ngưỡng tuổi 30, chẳng có gì ngoài việc nghĩ quá nhiều.

Xuất phát điểm mỗi người khác nhau, thì hỏi tại sao chúng ta không có được những thứ mà người khác đã đạt được khi bằng độ tuổi nhau? Phải chăng chúng ta nghĩ quá nhiều nhưng chưa bao giờ “nghĩ ” phải làm sao?

Chỉ suy nghĩ thì chưa đủ, học thì phải đi với hành, suy nghĩ thì phải hành động. Nếu 27 tuổi bạn có tất cả, 29 tuổi mất tất cả, và 30 tuổi làm lại từ đầu. Nếu là bạn rơi vào trường hợp này, bạn sẽ thế nào? Bạn lại than trời, trách phận, hay bạn nỗ lực phấn đấu.

Nếu chính miệng bạn nói bạn sẽ cố gắng hơn, cố gắng thay đổi, cố gắng rút kinh nghiệm thì có chắc chắn là bạn sẽ hành động ngay lập tức hay không? Hay chính miệng nói qua loa rồi cuối cùng lại là con zero tròn trĩnh, và cuối cùng lại trách số phận không cho bản thân cố gắng, trách thời gian không có để kịp thay đổi. Rồi cuối cùng bạn là con mèo hay là con hổ trong xã hội này?

Lúc còn nhỏ chỉ thấy được ăn uống, vui chơi đầy đủ là hạnh phúc, lấy đó là niềm vui mỗi ngày. Chúng ta chưa bao giờ phải nghĩ đến mọi thứ xung quanh, cho đến khi trưởng thành mới nhận ra: Muốn món này nhưng chẳng thể nào mua vì không có tiền. Muốn làm công việc mình thích nhưng chẳng dám nhảy việc. Muốn có nhiều tiền nhưng chẳng dám hành động. Muốn có người yêu nhưng chẳng dám bày tỏ. Muốn giỏi nhưng chẳng chịu học. Muốn có sức khỏe nhưng chẳng chịu tập thể dục. Muốn thành công nhưng chẳng chịu bỏ công sức. Tất cả chỉ là bạn nghĩ “muốn” mà “chẳng chịu” hành động.

Đằng sau những ngôi nhà cao cửa rộng, đằng sau những chiếc ôtô của người thành đạt, đằng sau công việc tốt là cả một quãng thời gian đổ mồ hôi nước mắt, họ đánh đổi, họ hành động, họ bỏ công sức để theo đuổi cái mình muốn và họ hành động.

Cuộc sống này công bằng lắm, chẳng ai cho ai cái gì cả, và cũng chẳng ai cho bạn cái bạn thích mà bạn không cần làm gì. Lý do là vì bạn nghĩ quá nhiều mà không làm gì. Đằng sau ngôi nhà ấy là họ phải đi vay mượn, họ phải làm thêm thời gian, họ phải làm thêm nghề tay trái, họ phải tự nấu ăn, họ phải tiết kiệm.

Mọi người chỉ nhìn qua vẻ bề ngoài hào quang mà chả nhìn vào những thứ họ đã trải qua. Bạn có dám bước ra ngoài “safe zone” – vùng an toàn, để vươn đến cái bạn muốn hay không.

Thay vì bạn đang say đắm trong giấc ngủ, đối thủ của bạn vẫn kiên trì cố gắng vì họ hành đang chiến đấu với rủi ro khi tự quyết định vượt ra biên giới “safe zone”. Kiên trì không cho bạn thành công, nhưng không có sự kiên trì thì chắc chắn bạn sẽ thất bại. Chắc hẳn bạn đã đọc rất nhiều câu chuyện thành công rồi, đọc thì hay đấy, nhưng mà áp dụng thì giống như là trang giấy trắng.

Chuyện này khá là bình thường, bạn chả thể làm gì khi không có động lực, chí ít khi đọc những câu chuyện đó cũng khiến chúng ta có thêm ý chí và yêu đời đúng không nào?

Tôi có đọc được câu chuyện thế này, xin kể tóm tắt: Có hai anh chàng tên là A và B, cùng sinh ra trong một gia đình “không có điều kiện”. Một ngày kia họ được một ông chủ thuê đi gánh nước, với giá là một xô nước là một đồng. Họ lập tức nhận lời và bắt đầu làm việc. Mỗi ngày trung bình mỗi người xách được 50 xô nước tương đương với 50 đồng.

Người A quay qua nói với người em B rằng nếu chúng ta cứ làm việc như thế này thì cuộc sống sẽ ổn định và có tiền để làm những thứ mình thích. Và người anh A đã chấp nhận với công việc này để đem lại nguồn thu nhập ổn định, cuối tuần có thể đi chơi, mua sắm, ăn uống với số tiền kiếm được. Trong khi người B thì cảm thấy với quy trình xách nước như hiện tại thì lại không hiệu quả cho lâu dài, vì sức khỏe ngày càng ít đi kéo theo số lượng xô nước họ đạt được cũng ít đi, ngay lập tức người B lên ý định đào một đường ống dẫn nước, sau khi bàn bạc với người anh thì người A lại quát tháo lên: Sao lại làm như thế, làm sao biết có thành công hay không chỉ đổi lấy mất thời gian hơn, tốn sức nhiều hơn, mệt hơn mà chưa biết kết quả chắc chắn có hơn không.

Thế rồi người A không đồng ý và cứ ngày qua ngày vẫn miệt mài xách nước, nhưng thời gian qua đi, sức khỏe giảm dần đi, số lượng nước cũng ít dần đi, kéo theo thu nhập ít dần theo thời gian.

Trái lại với anh A, thì người B vẫn theo đuổi suy nghĩ đó, hàng ngày vẫn xách nước, anh ấy giành thêm thời gian sau khi xách nước để đào cái đường dẫn nước, mọi người xung quanh luôn cười chê, bảo là: thằng này chỉ tốn công và thời gian vô ích mà thôi, chẳng có hiệu quả gì đâu, vì khoảng cách từ nguồn nước tới chỗ chứa khá xa. Nhưng B không chịu đầu hàng, anh ấy nghĩ rằng, mỗi ngày mình đào được 1m, thì 10 ngày được 10m, thế rồi anh ấy vẫn hành động, vẫn kiên trì, vẫn miệt mài đào cái hố đấy sau mỗi ngày làm việc, kể cả cuối tuần anh ấy vẫn đào, trong khi người A thì lại tận hưởng cuộc sống một cách vui vẻ, thoải mái.

Thế rồi đến một ngày anh B nhận ra mình đã đào được 50% chặng đường, thấy được quãng đường xách nước hàng ngày đã giảm đi một nữa. Thế rồi anh ấy lại tiếp tục, vẫn kiên trì hành động, có những ngày kiệt quệ, như người sắp chết vì quá kiệt sức, nhưng ý chí to lớn đã giúp anh ấy vượt qua tất cả, để rồi một ngày hoàn hành xong con đường dẫn nước. Nhìn sang bên anh A, thời gian trôi đi, sức khỏe giảm đi, chất lượng công việc giảm đi kéo theo thu nhập giảm, khiến người A cảm thấy cuộc sống càng thấp đi.

Trong khi người B hoàn thành xong con đường dẫn nước, dân làng cũng háo hức, có cả những người trước kia cười chê, mỉa mai anh ấy cũng kéo đến để tò mò xem thế nào. Cuối cùng thành quả sau thời gian kiên trì không biết mệt mỏi, con đường dẫn nước thành công, không còn phải xách nước hàng ngày, không còn phải mệt mỏi kiếm từng đồng một. Giờ anh B chỉ cần mở đường là nước sẽ tự chảy từ nguồn vào chính ngôi làng, thế là, ngày qua ngày, thu nhập của anh ấy ngày một nhiều hơn.

Không những thu nhập nhiều hơn, công sức bỏ ra cũng ít đi, thời gian ngủ cũng có thu nhập, thời gian anh ấy ăn uống cũng có thu nhập, bất kể làm gì thì nguồn nước vẫn chạy đều. Đến thời điểm này thì mọi người không còn mỉa mai anh ấy, mà chỉ một lòng ngưỡng mộ và không ngớt lời khen. Trong khi B đã thành công, thì A lại một ngày mất đi cuộc sống hằng mơ ước bởi vì anh ấy đã sống trong cuộc sống quá an toàn và ổn định, không dám từ bỏ vùng an toàn để hành động cho mục tiêu sống của bản thân.

Cái gì trên đời đều có giá trị của nó, bạn phải hành động, bạn phải đánh đổi, bạn phải kiên trì, bạn phải cố gắng thì thành công sẽ đến. Song hành với đó, bớt suy nghĩ đi mà hãy hành động, bạn không đạt được cái mình muốn vì nghĩ quá nhiều, mà lại làm quá ít.
Muốn có tiền, muốn có nhà, muốn có công việc tốt, muốn có xe mà lười và không dám hành động, không dám đụng tay, đụng chân. Bạn phải hành động để giảm đi sự lo âu, và tiến gần hơn tới cái mục tiêu của mình hằng mong muốn.

Suy nghĩ và hành động đi song hành cùng nhau, đừng nghĩ vì tấm bằng đại học mà bạn đã hơn biết bao người, đừng nghĩ bạn chạy xe mới, thì sẽ hơn xe cũ. Bạn nên biết rằng, tuổi sẽ lớn dần theo thời gian, sức khỏe yếu dần đi, kiến thức ngày một thay đổi, thế hệ sinh viên ra trường càng đông, công nghệ thông tin càng tiến bộ, bạn không nâng cấp bản thân mình thì sẽ tự đào thải mình ra ngoài xã hội mà thôi, bởi vậy chẳng phải hiển nhiên mà đĩa nhạc CD dần mất đi và thay thế bằng nhạc trực tuyến.

Xe tay ga thay thế xe số, điện thoại thông minh thay thế điện thoại truyền thống, người giỏi thay thế người kém. Cố gắng, kiên trì, theo đuổi ước mơ, rồi thành công sẽ đến.

Liên hệ ngay tới KBI để được tư vấn miễn phí nếu quý khách hàng cần tham khảo các dịch vụ liên quan đến: Digital marketing, Tư vấn chiến lược thương hiệu, Thiết kế nhận diện thương hiệu, Quản trị doanh nghiệp,….

WEALTHY CONNECTION…

KBI – KEY BRANDS INTERNATIONAL
102 Trần Phú – Mộ Lao – Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 0936 223 332 – Zalo: 0989 679 262
Mail: info@kbi.vv – Website: https://kbi.vn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trả lời