Brand audit, kiểm toán thương hiệu, cho phép bạn luôn linh hoạt, hiệu quả và sáng tạo trong chiến lược của mình. Một bản brand audit tốt có thể đem lại nhiều insight hữu ích để các marketers có thể áp dụng nhằm nâng cao giá trị thương hiệu và phát triển lợi thế cạnh tranh.
Việc thực hiện brand audit sẽ giúp bạn:
- Xác định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường và lên chiến lược phát triển.
- Khám phá những kỳ vọng của khách hàng để thiết kế, cải tiến sản phẩm hay dịch vụ nhằm đáp ứng những kỳ vọng đó.
- Thực hiện phân tích SWOT và phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp.
- Phân tích sắc thái của khách hàng, cộng đồng đối với nhãn hiệu.
Bản audit này có thể được triển khai bằng cách thuê agency chuyên môn, nhưng nếu bạn muốn tự tay mình thực hiện thì với bài viết sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn và cung cấp một bản template ngắn gọn và dễ hiểu để bạn có thể bắt đầu triển khai ngay hôm nay.
Nội dung được đề cập trong bài:
- Brand audit là gì?
- Vì sao cần phải thực hiện brand audit?
- Quy trình thực hiện brand audit
- Những lợi ích đến từ brand audit
Brand audit là gì?
Brand audit là quá trình kiểm tra định vị, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, so với đối thủ cạnh tranh và đánh giá mức độ hiệu quả tổng quan của chiến lược kinh doanh.
Khi thực hiện brand audit, trước tiên chúng ta cần phải xem xét tình trạng hiện tại trong nội bộ của doanh nghiệp, từ đó phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của bộ máy cũng như chiến lược. Một bản brand audit sẽ tiết lộ rằng khách hàng có cảm nhận gì về doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh, kèm theo đó là góc nhìn tổng quan của toàn bộ hoạt động thương hiệu trên thị trường.
Brand audit tạo điều kiện để thực hiện phân tích SWOT rồi từ đó xác định hướng phát triển mà công ty nên đi theo. Quá trình này sẽ giúp bạn luôn nắm bắt được tình hình, giữ vững phong độ và dần dần phát triển vị thế của doanh nghiệp.
Vì sao cần phải thực hiện brand audit?
Brand audit là một quá trình tốn khá nhiều thời gian cũng như công sức. Lượng dữ liệu cần phân tích và thu thập là rất lớn, vì bạn phải đào sâu dưới nhiều góc nhìn khác nhau về thương hiệu, trên cả môi trường online lẫn offline.
Nhưng việc thực hiện brand audit là vô cùng cần thiết nếu muốn xây dựng một thương hiệu mạnh. Một thương hiệu mạnh sẽ giúp doanh nghiệp kiếm nhiều lợi nhuận hơn và sức đề kháng với các cuộc khủng hoảng sẽ tốt hơn. Một thương hiệu năng động sẽ có mức độ nhận biết thương hiệu cao hơn, đồng nghĩa với doanh thu tốt hơn và ít biến động tiêu cực hơn.
Những thương hiệu mà đã có vị thế trên thị trường thì thường sẽ chi ít hơn trong việc thu hút những khách hàng mới. Tỷ lệ khách hàng quay lại mua tiếp sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp cũng sẽ cao hơn đối với những thương hiệu “khỏe mạnh”. Và mọi người thường thích những thương hiệu mà có tương tác tích cực với bạn bè và gia đình của họ.
Tất cả những khía cạnh nhắc đến bên trên đều là các yếu tố của một thương hiệu khỏe mạnh. Và tất cả sẽ đều gián tiếp hay trực tiếp tác động tới lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp.
Quy trình thực hiện brand audit
Đầu tiên, bạn phải lựa chọn rằng bạn muốn thực hiện brand audit cho nội bộ hay cho môi trường bên ngoài doanh nghiệp, hoặc kết hợp cả hai. Tất nhiên, việc kết hợp cả hai sẽ cho bạn cái nhìn toàn diện nhất về tình hình công ty, nhưng sẽ tốn rất nhiều thời gian. Quá trình brand audit có thể được chia thành 2 phần chính sau:
Phần nội bộ:
- Giá trị của doanh nghiệp
- Văn hóa doanh nghiệp
- Truyền thông nội bộ
Môi trường bên ngoài:
- Trang web của doanh nghiệp
- SEO
- Mạng xã hội
- Sự kiện
- Các hoạt động PR
- Content marketing
1. Thiết kế 1 framework
Trước khi thu thập dữ liệu và phân tích chúng, bạn cần biết rằng những mảng nào, khu vực nào mà brand audit sẽ đề cập đến.
Bạn muốn tập trung vào môi trường nội bộ hay bên ngoài? Bạn muốn biết cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp đang hoạt động như thế nào so với mục tiêu hay bạn quan tâm hơn tới tình hình kinh doanh của đối thủ cạnh tranh?
Hãy đưa tất cả những thông tin đó vào một văn bản. Nhờ đó, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về tình trạng hiện tại, và những mục tiêu mà bạn muốn đạt được. Framework của brand audit cũng nên mô tả rõ cách mà bạn giải quyết những vấn đề có khả năng xảy ra khi thực hiện.
Nó không nhất thiết phải là một văn bản quá formal, bạn nên chọn và điều chỉnh sao cho phù hợp và dễ làm việc cùng nhất. Bạn có thể sử dụng bảng của Excel để vẽ mindmap cũng là một cách hay.
2. Kiểm tra các thông số về website
Chắc cũng không cần phải nhấn mạnh về việc kiểm tra thường xuyên các thông số về website quan trọng như thế nào.
Bạn có thể kiểm tra thường xuyên mỗi 1 hoặc 2 tuần, và thường sẽ bắt đầu bằng việc kiểm tra nguồn của các traffic. Biết được nguồn traffic rất quan trọng nếu bạn có ý định nhắm theo khu vực địa lý. Nếu traffic của bạn đến từ những nơi bạn không hứng thú, hoặc không trong kế hoạch ban đầu thì lúc này bạn nên điều chỉnh lại chiến lược của mình.
Khi nhắc đến website thì bạn cũng cần kiểm tra bounce rate. chỉ số bounce rate cao thì có nghĩa là có vấn đề gì đó với trang web của doanh nghiệp khiến người truy cập nhanh chóng rời bỏ.
Một chỉ số quan trọng nữa đó là conversion rate. Chắc bạn cũng đã bàn về mức độ hiệu quả của chiến lược content marketing trong các cuộc họp, vậy bạn cũng sẽ rõ loại content nào giá trị nhất đối với những người theo dõi, và từ đó bạn sẽ điều chỉnh kế hoạch hoạt động.
Phân tích những kênh mà mang đến traffic tới website của doanh nghiệp. Việc đa dạng hóa các nguồn traffic khá là quan trọng vì bạn sẽ tránh được những rủi ro nhất định nếu có sự biến đổi thất thường trong thuật toán dẫn đến lượng reach giảm đột ngột.
3. Phỏng vấn khách hàng
Khách hàng của bạn chính là mỏ vàng thông tin và kiến thức. Sau cùng, ai hiểu rõ hơn về những điểm tốt và điểm xấu của sản phẩm của bạn?
Có rất nhiều cách thức khác nhau để bạn thu thập thông tin. Có thể thực hiện poll, chạy online survey, hoặc bảng câu hỏi qua email. Những dữ liệu định tính bạn tổng hợp được sẽ là nguồn bổ trợ tốt cho những dữ liệu thuần số. Nó sẽ trả lời những câu hỏi mà bạn không thể tìm thấy ở dữ liệu các thông số, như mức độ hài lòng của khách hàng với trải nghiệm dịch vụ chăm sóc khách hàng hoặc lý do vì sao lại chọn nhãn hiệu của bạn thay vì của đối thủ.
Bạn đã từng nghe đến phương pháp “khách hàng bí ẩn”? Một nhân viên sẽ đóng giả làm khách hàng ở một trong những cửa hàng của công ty để xem trải nghiệm mua hàng của khách hàng. Công ty cũng có thể thực hiện phương pháp tiếp cận tương tự đối với brand audit trên môi trường online. Một nhóm những tester có thể kiểm tra trải nghiệm sử dụng đối với website của doanh nghiệp và đưa ra những feedback.
Đừng quên cả những yếu tố quan trọng khác như tính bảo mật và quyền riêng tư, tốc độ load, xuất dữ liệu hoặc tổng thể hoạt động của website.
4. Dữ liệu phòng sales
Phân tích phễu hành trình mua hàng và dữ liệu bán hàng có thể chỉ ra những giai đoạn, khu vực mà có thể dẫn đến việc cản trở khách hàng đưa ra quyết định mua hàng cuối cùng. Doanh nghiệp có thể giải quyết vấn đề trước để đảm bảo trải nghiệm của khách hàng được xuyên suốt.
5. Phân tích dữ liệu social data
Social data chính là nguồn dữ liệu quý giá nhất của brand audit. Nguồn dữ liệu này cho phép bạn tiếp cận với insight của khách hàng về sản phẩm mà không thể tìm được qua các nguồn khác.
Thu thập dữ liệu social giờ đây không thể dễ dàng hơn khi có sự giúp đỡ từ công cụ social listening, lắng nghe mạng xã hội, tiên tiến và hiện đại như của cMetric, Buzzmetric, Younet Media, … Chỉ cần tạo dự án và thiết lập các từ khóa như tên công ty, sản phẩm, chiến dịch, hashtag, … là các công cụ social listening nhanh chóng quét và trả về những dữ liệu bạn cần.
Bối cảnh thảo luận
Social listening sẽ kiểm tra bối cảnh thảo luận về việc khi nào thì người dùng nhắc đến từ khóa bạn thiết lập và tím ra những chủ đề liên quan mà khách hàng có quan tâm.
Sắc thái thảo luận
Phân tích sắc thái thảo luận sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan về ý kiến của công chúng về thương hiệu, chiến dịch hay sản phẩm của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, bạn sẽ biết được ngay rằng tính năng nào thu phục được trái tim khách hàng và đặc điểm nào thì cần cải tiến thêm.
Như công cụ social listening của cMetric thì sẽ tự động show hết kết quả thảo luận (cả tích cực, tiêu cực và trung tính). Nếu muốn bạn có thể cài đặt chọn phân tích mỗi các kết quả tích cực hoặc tiêu cực để làm brand audit.
Phân tích sắc thái cũng sẽ giúp bạn biết liệu khách hàng của bạn có thích thú, hứng khởi với những thay đổi, cải tiến của doanh nghiệp sau khi làm brand audit.
Xác định influencer
Social listening có thể hỗ trợ doanh nghiệp xác định xem đâu là influencer thích hợp với hình ảnh thương hiệu và có tiếng nói trong cộng đồng, những người sẽ giúp gia tăng giá trị cho chiến dịch marketing của công ty.
Biết về ai đang nói về thương hiệu của doanh nghiệp, chính xác thì họ đang nói cái gì và có tạo được tiếng vang với cộng đồng tập khách hàng mục tiêu không là một phần quan trọng của việc đánh giá thương hiệu.
Theo dõi đối thủ
Bạn có thể tạo các dự án riêng dành cho các chiến dịch quảng cáo hay sản phẩm của đối thủ, theo dõi xem khách hàng của họ nói gì. Phát hiện những lỗ hổng trong trải nghiệm của khách hàng để có thể gia tăng trải nghiệm, thu hút thêm những khách hàng mới.
Những lợi ích đến từ brand audit
Brand audit đem đến rất nhiều lợi ích khác nhau, kết quả của việc sử dụng bản audit :
- Dữ liệu đo lường brand awareness và những điểm có thể cần được chú ý hơn
- Phát triển chiến lược truyền thông – marketing
- Gia tăng brand awareness
- Cung cấp guideline cho hướng phát triển trong tương lai
- Phát triển giá trị tổng quan cho thương hiệu bằng cách thực hiện các lời đề xuất có từ phân tích dữ liệu
- Insight về định vị thương hiệu, cấu trúc thương hiệu của doanh nghiệp
Brand audit là một phương pháp hữu hiệu để luôn thích nghi với sự thay đổi của thị trường và đi trước đối thủ. Nó sẽ cung cấp những thông tin vô cùng quan trọng, thậm chí mang tính sống còn đối với tương lai của doanh nghiệp.
Liên hệ ngay tới KBI để được tư vấn miễn phí nếu quý khách hàng cần tham khảo các dịch vụ liên quan đến: Digital marketing, Tư vấn chiến lược thương hiệu, Thiết kế nhận diện thương hiệu, Quản trị doanh nghiệp,….
WEALTHY CONNECTION…
KBI – KEY BRANDS INTERNATIONAL
102 Trần Phú – Mộ Lao – Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 0936 223 332 – Zalo: 0989 679 262
Mail: info@kbi.vv – Website: https://kbi.vn