Vừa qua, cộng đồng mạng được một phen xôn xao về sự thay đổi của một ngân hàng Việt Nam, đó là ngân hàng Quân Đội – MBBank. Chẳng phải thương hiệu gặp khủng hoảng, hay gặp những rắc rối về vấn đề với người dùng mà từ chính logo mới của hãng. Màn định vị thương hiệu này được khách hàng chia sẻ rất nhiều trên các trang xã hội truyền thông để đến ngày hôm nay, top trending gọi tên MBBank trong bảng xếp hạng từ khóa lượng tìm kiếm cao nhất. Hãy cùng Brandsviet tìm hiểu những điểm được và mất từ màn tái định vị này.
MBBank bất ngờ thay đổi logo vào ngày 4/11
Vào ngày 4/11 vừa qua, ngân hàng TMCP Quân đội – MBBank đã chính thức ra mắt logo mới với báo chí truyền thông nhân kỷ niệm 25 năm thành lập ngân hàng. Ông Lưu Trung Thái – Phó chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc MB chia sẻ: hình ảnh nhận diện Logo mới của MB nhằm xây dựng một ngân hàng “Vững vàng – Thông minh”, giúp khách hàng “Tự tin – Kết nối” mọi lúc mọi nơi để đạt được thành công.
Ông cho biết biểu tượng ngôi sao trong Logo được lấy cảm hứng từ ngôi sao trên quốc kỳ Việt Nam, kế thừa từ ngôi sao trong Logo hiện tại, như một di sản và là yếu tố cốt lõi mang bản sắc của MB, nhưng được phát triển và cấu thành bởi những yếu tố đồ họa đại diện cho văn hóa, công nghệ, tinh thần kết nối – truyền tải hình ảnh ngân hàng thông minh với hàm lượng công nghệ cao.
Các thành tố kết hợp với nhau theo hình ngôi sao và được đặt nghiêng, như một con người trong tư thế chuyển động về phía trước, tất cả tổng hòa lại thành một thương hiệu MB có bản sắc, nhân văn, không ngừng đổi mới trở thành một ngân hàng thông minh, nhằm mang lại những trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.
Ông Lưu Trung Thái cũng chia sẻ: Chữ MB được thiết kế vững chãi, tinh gọn, thể hiện hình ảnh hiện đại hơn nhưng vẫn chuyên nghiệp và tin cậy. Màu đỏ và màu xanh đã đồng hành cùng MB trong quá trình hình thành và phát triển, thể hiện niềm tự hào về các giá trị vững vàng, tin cậy, sẽ được kết hợp với những gam màu trẻ trung nhằm tạo ra một diện mạo tươi mới, hiện đại, và gần gũi với mọi người.
Tuy nhiên phản ứng của khách hàng, công chúng lại hoàn toàn ngược lại, họ cảm thấy Logo như một sự thụt lùi trong thiết kế. Khi mà các thương hiệu khác đang có sự phát triển mạnh về mặt hình ảnh, những thay đổi của thương hiệu nhắm nhiều hơn về mặt thẩm mỹ, phần nhìn với mắt của người dùng. MBBank lại nhận được những chỉ trích, hay đem ra trở thành chủ đề bêu rếu, chế ảnh trên các diễn đàn mạng xã hội. Hãy cùng mổ xẻ, phân tích xem trong sự việc lần này MBBank đang có những điểm được và mất như thế nào?
MBBank và màn thay đổi logo đầy “sóng gió”
MBBank đang nhận nhiều chỉ trích từ người dùng
Có thể thấy rõ trong vấn đề lần này, MBBank đang bị mất điểm trong mắt khách hàng của mình cộng với cả những khách hàng tiềm năng của hãng. Khi mà người tiêu dùng Việt Nam đang có sự chuyển dịch về hình thức khi đề cao vào yếu tố hình ảnh, một mô hình chung của các nước Châu Á, thì sự “cải lùi” về hình ảnh thương hiệu này vấp phải rất nhiều ý kiến trái chiều từ khách hàng.
Có đến tới 80% lượng bình luận tiêu cực về hình ảnh thương hiệu như: “Logo xấu”, “Quê mùa”, “Cục mịch”… được cư dân mạng bàn tán. Trong khi 20% còn lại thể hiện thái độ có phần trung lập không chê cũng chẳng khen về Logo lần này của ngân hàng. Xét cho cùng, với nhiều ý kiến từ nhiều người dùng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể thấy MBBank đang nhận về một “rổ” những lời chê từ cư dân mạng.
Theo những góc nhìn từ truyền thông thì những lượt Vote về 2 logo cũ và mới từ những trang Marketing uy tín thì Logo cũ chiếm đại đa số lượt Vote, trung bình logo cũ chiếm được hơn 80%, trong khi chỉ có hơn 10% ủng hộ logo mới của MB. Thêm vào đó, hình hiệu trên app ứng dụng cũng được thay đổi chỉ xuất hiện hình ngôi sao 5 cánh, nhiều người lúc chưa nhận được thông tin còn lầm tưởng là ứng dụng lỗi hay bị Hack phần mềm. Vấn đề thay đổi hình ảnh là một điều khá nhạy cảm, cứ thử nhìn vào minh chứng thực của Tropicana khi thay đổi Packaging tại thị trường Mỹ 2009, hãng đã ngay lập tức phải đổi lại về bao bì cũ bởi phản ứng cực đoan từ khách hàng. Hay GAP, hãng thời trang giá rẻ đình đám cũng có màn định vị thương hiệu đầy thảm thương khi phải quay về logo cũ khi hình ảnh mới còn chưa “nóng chỗ”.
MBBank đang vướng vào những chỉ trích khá gắt từ phía khách hàng của mình, hay thậm chí hãng đang được đưa ra làm chủ đề chế trên nhiều tài khoản mạng xã hội. Chính vì thế, bộ nhận diện mới này ngay từ đầu đã không đạt được đúng như những gì kỳ vọng của hãng với phản ứng khá gay gắt từ khách hàng.
Chỉ trích cũng là một điểm tốt trên mặt trận truyền thông
Thế nhưng, nhìn đi cũng phải nhìn lại MBBank đang có những thứ mà nhiều thương hiệu khác muốn cũng chẳng thể làm được, đó chính là độ phủ và quan tâm của công chúng với chiến lược tái định vị thương hiệu của mình. Hãng đang có sự quan tâm lớn từ thị trường với hình ảnh mới toanh của mình, từ ý nghĩa tới màu sắc hay thậm chí những ý nghĩa lóng cũng được khách hàng biết tới tận “chân răng kẽ tóc”.
Đôi khi những chỉ trích lại biến thành một lợi thế, sức mạnh không tưởng cho thương hiệu để họ có những chỉ số Buzz Volume lớn trên thị trường. Sự thay đổi về hệ thống nhận diện thương hiệu của MBBank ghi nhận trong ngày 4/11 vừa qua cho thấy rằng thương hiệu đang có sự nổi bật nhất định áp đảo hoàn toàn những cái tên khác có mặt trên thị trường. Độ phủ về logo mới của hãng Reach được nhiều đối tượng khách hàng ở các lứa tuổi khác nhau, hơn nữa các bài Post Mention về thương hiệu này cũng nhận được sự chú ý rất lớn từ các diễn đàn, lượng Engagement ở các Fanpage lớn cũng nhận về chỉ số lớn.
Bùng nổ truyền thông vào chính ngày công bố nhận diện đã khiến MBBank chẳng cần tốn quá nhiều vào công tác Marketing. Đi lên từ chính chỉ trích và những lời chê của khách hàng đôi khi lại khiến thương hiệu bùng nổ theo một cách rất riêng. Thế nhưng, danh tiếng luôn đi cùng với tai tiếng, hãng phải chấp nhận những lời bình luận tiêu cực về thương hiệu mình, nhưng đổi lại thương hiệu MBBank lại thu về được rất nhiều sự quan tâm từ phía công chúng đến từ nhiều lứa tuổi khác nhau.
Có rất nhiều thương hiệu đã phải trở về logo cũ sau 1 ngày ra mắt, hay thậm chí danh tiếng bị giảm sút mạnh sau những lần tái định vị. Một là bạn phải thay đổi để vừa lòng khách hàng, hai là bạn kiên định đi theo những kế hoạch ban đầu mà thương hiệu của mình đề ra. Với MBBank hãng đã chọn lựa đường đi thứ 2, mặc kệ những chỉ trích, mặc kệ những gì mà dư luận chế về hình ảnh của mình, hãng chấp nhận và đánh đổi lại bằng chỉ số truyền thông mạnh sau 1 ngày ra mắt. Đôi khi sự an toàn chỉ khiến cho thương hiệu của bạn mờ nhạt giữa một rừng brand đối thủ, nhưng sự mạo hiểm cũng có thể đánh đổi bằng những “vết thương chẳng kịp lành”. Thế nhưng nhìn lại toàn bộ sự việc thì MBBank vẫn đang ở vùng an toàn trên mặt trận truyền thông!
Những yếu tố quan trọng trong xây dựng thương hiệu
Có thể thấy, nhìn từ sự việc của MBBank chúng ta có thể thấy ngay được rằng, định vị thương hiệu hay xây dựng thương hiệu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong mỗi một tập thể doanh nghiệp. Có một công thức đơn giản mà mỗi người Marketer cần phải biết rằng:
Thương hiệu = Danh tiếng + Nhận diện
Hai thứ này luôn đi cùng với nhau không tách dời nhau trên mọi phương diện. Hai điều này bổ trợ lẫn nhau, khi mà danh tiếng lớn luôn phải đi đôi với nhận diện khủng từ khách hàng và ngược lại nhận diện phải thể hiện trung thực danh tiếng mà nó tạo ra với khách hàng cảu mình. Bài học rút ra từ sự việc này được Marketing đúc kết rằng, nếu muốn xây dựng thương hiệu bạn sẽ phải đáp ứng được 3 điều sau nếu muốn thành công.
_ Tính rõ ràng: Một thương hiệu nếu muốn xây dựng “Top Of Mind” trong lòng khách hàng phải đáp ứng được tính rõ ràng về đặc tính của thương hiệu mình. Nếu bạn làm ngân hàng hãy thể hiện ra những đặc tính của ngân hàng, đừng khiến người dùng nhầm lẫn rằng mình kinh doanh ngân hàng lại nghĩ làm một lĩnh vực nào khác. Cho nên, trong tất cả những yếu tố quan trọng của thương hiệu thì yếu tố rõ ràng của thương hiệu phải được ưu tiên lên hàng đầu.
_ Tính Nhất quán: Tiếp theo, sự nhất quán sẽ là yếu tố khiến thương hiệu của bạn có thể đi được đường dài và đúng theo những suy nghĩ của người dùng về thương hiệu của bạn. Muốn định vị được trong tâm trí của khách hàng một cách tốt nhất thì tính nhất quán khi xây dựng thương hiệu phải được quan tâm và vẽ ra ngay từ khi phác thảo kế hoạch. Đừng hôm nay một đằng, mai lại một kiểu, khách hàng sẽ chẳng có thời gian để có thể chạy theo những thay đổi “ngớ ngẩn” mà thương hiệu bạn tạo ra đâu!
_ Tính liên tục: Đây được xem là màn chốt trong những yếu tố cấu thành nên xây dựng thương hiệu. sự nhất quán, rõ ràng này cần được lặp đi lặp lại một cách liên tục, thì mới đảm bảo neo đậu được vào tâm trí khách hàng, khi mà mỗi ngày có hàng trăm nghìn nhãn hàng, quảng cáo tiếp cận đến khách hàng của bạn.
Tổng kết
Với sự phát triển hiện tại của thị trường, các thương hiệu đang cạnh tranh nhau cực kỳ gay gắt trên nhiều phương diện khác nhau. MBBank đang là một trong những thương hiệu ngân hàng cực kỳ tiềm năng trên thị trường, với màn tái định vị này thì hãng đang có những toan tính để có thể thu hút được thị phần với các đối thủ khác cùng phân khúc. Ngân hàng Quân đội có được những sự quan tâm nhất định trên mặt trận truyền thông, nhưng đánh đổi với nó là những chỉ trích khá gay gắt từ phía khách hàng. Còn với bạn, bạn nghĩ sao về màn thay đổi này của MBBank?
Liên hệ ngay tới KBI để được tư vấn miễn phí nếu quý khách hàng cần tham khảo các dịch vụ liên quan đến: Digital marketing, Tư vấn chiến lược thương hiệu, Thiết kế nhận diện thương hiệu, Quản trị doanh nghiệp,….
WEALTHY CONNECTION…
KBI – KEY BRANDS INTERNATIONAL
102 Trần Phú – Mộ Lao – Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 0936 223 332 – Zalo: 0989 679 262
Mail: info@kbi.vv – Website: https://kbi.vn