Kỹ thuật phân tích đối thủ cạnh tranh trong SEO để lên TOP Google

SES 15/09/2020

Phân tích website đối thủ cạnh tranh là một việc không thể thiếu khi triển khai bất kỳ dự án SEO chuyên nghiệp nào. Đơn giản bởi ngày càng có nhiều người biết đến SEO và làm SEO, tức là mức độ cạnh tranh sẽ ngày một tăng. Việc phân tích website của đối thủ sẽ giúp bạn biết được sức mạnh thật sự và trường phái làm SEO của đối thủ, qua đó giúp bạn lên chiến lược và quy trình SEO phù hợp, sao cho có thể vượt đối thủ một cách nhanh nhất.

Bài viết dưới đây, Brandsviet giới thiệu với bạn các kỹ năng khi phân tích đối thủ cạnh tranh trong SEO để “lên đỉnh”. Chúng ta cùng bắt đầu:

1. Kỹ thuật xác định đối thủ cạnh tranh

1.1. Xác định bộ từ khoá

Để xác định đối thủ SEO, bạn cần phải có trước bộ từ khóa. Vì đối thủ trong SEO được xác định dựa vào bộ từ khóa bạn chọn. Để nghiên cứu từ khóa, bạn cần một chút tư duy, cộng với sự hỗ trợ của các công cụ nghiên cứu từ khóa như Ahrefs, KeywordIOTool, Keyword Planner…

Bạn nên phân bộ từ khoá ra làm 4 nhóm chính: Hot key; Action key; Information key; Brand key. Sau đó lựa chọn từ 20 – 30 từ khoá có lượng tìm kiếm và CPC cao nhất và tổng hợp lại. Đây sẽ là những từ khoá có độ cạnh tranh cao nhất. Bởi vậy, khi tìm được những đối thủ lên TOP ở những từ khoá này, thì cũng đồng nghĩa với việc đó là những đối thủ mạnh nhất.

Khi xây dựng bộ từ khoá này, bạn nên bật Chorme ở trình duyệt ẩn danh để kết quả được chính xác và khách quan.

1.2. Tìm đối thủ của từng từ khoá

Sau khi có bộ từ khóa, bạn bắt đầu đi tìm tập đối thủ của mình. Trước khi làm, bạn cần nhớ một nguyên tắc quan trọng là: Mỗi từ khóa, sẽ có một tập đối thủ riêng.

Thông thường, khi tìm kiếm đối thủ, chúng ta chỉ dừng lại ở kết quả trang đầu tiên, tức là TOP 10. Đối thủ nào xuất hiện càng nhiều, với nhiều hình thức, chứng tỏ họ càng mạnh. Chúng ta nên loại bỏ các trang báo chí (như vnexpress.net), nền tảng review (edu2review.com), trang tổng hợp (top10tphcm.com, toplist.vn) hay nền tảng dạy trực tuyến (unica.vn), vì họ không phải là đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

Sau khi xác định xong dựa trên những tiêu chí, ta có bảng:

2. Kỹ thuật phân tích, bóc tách đối thủ cạnh tranh

Theo công bố của Google, họ dựa vào 3 yếu tố chính để xếp hạng vị trí từ khóa, đó là: Nội dung (Content); Liên kết (bao gồm Internal Link và Backlink) và RankBrain (trải nghiệm người dùng).

Trong đó, Content và backlink là hai yếu tố quan trọng và dễ đo lường nhất. Và với mỗi yếu tố, chúng ta cần đánh giá dựa trên tiêu chí: số lượng và chất lượng. Về mặt số lượng, bạn có thể sử dụng các công cụ để bóc tách và lấy số liệu; nhưng về mặt chất lượng, bạn buộc phải phân tích, đánh giá thủ công dựa trên kinh nghiệm của mình.

Dưới đây, chúng tôi sẽ bóc tách vấn đề cụ thể hơn thành 5 yếu tố và đánh giá theo những tiêu chí số lượng và chất lượng.

2.1. Phân tích chiến lược nội dung

Phân tích chiến lược nội dung là bước rất quan trọng. Thông qua chất lượng nội dung bạn có thể biết được đối thủ cạnh tranh dành bao nhiêu sự quan tâm cho website của họ. Những nội dung chất lượng là thỏi nam châm thu hút link và lưu lượng đến website của bạn. Đồng thời, nó giúp níu chân khách hàng và khiến khách hàng luôn nhớ đến trang web của bạn bất cứ khi nào có nhu cầu. Bạn nên đánh giá nội dung đối thủ dựa trên những câu hỏi sau:

STT Nội dung phân tích Đánh giá
1 Số lượng nội dung trên website là bao nhiêu? Website có những loại nội dung nào? (tin tức, hướng dẫn, giới thiệu sản phẩm)
2 Các định dạng nội dung mà đối thủ sử dụng là gì? (text, hình ảnh, video, Infographics,…)
3 Website có cho người dùng bình luận hay đóng góp ý kiến không?
4 Tần suất cập nhật nội dung mới như nào? Nội dung có gì mới mẻ, khác biệt không?
5 Họ có các blog vệ tinh không? Nếu có, nội dung trên blog là gì?
6 Độ dài của các bài viết? Có chi tiết không? Tất cả có chuẩn SEO không?
7
Người viết là ai? Một chuyên gia trong ngành hay chỉ là một người có kiến thức căn bản?
8
Văn phong của người viết như thế nào? (trang trọng, gần gũi, hài hước hay tự nhiên)

2.2. Phân tích kỹ thuật Onsite

Onsite hay còn gọi là SEO Onpage, đây là một trong hai thành phần chính của quy trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Đây là quá trình điều chỉnh các yếu tố trên website để các công cụ tìm kiếm có thể thu thập thông tin và hiểu nội dung và cấu trúc trên website của bạn. Vậy đối thủ của bạn đang tối ưu SEO Onpage như thế nào? Bạn có thể đánh giá kỹ thuật Onsite của đối thủ dựa trên những câu hỏi sau:

STT Nội dung phân tích Đánh giá
1 Cấu trúc website của họ như thế nào?
2 Cách họ bố trí từ khoá trên website như thế nào?
Mật độ xuất hiện là bao nhiêu?
3 Họ có sử dụng từ khoá trong văn bản neo không?
4 Họ có liên kết nội bộ (Internal link) và điều hướng bằng file Robot.txt không?
5 Tốc độ tải trang trên PC và mobile?
6 Họ có sử dụng dữ liệu có cấu trúc không?
7 Họ đã tạo site map cho website chưa?
8 Cấu trúc URL và có hay không từ khóa trong URL?
9 Họ có tối ưu các thẻ Title, Description, Alt?

2.3. Phân tích kỹ thuật SEO Offpage

Trái với SEO Onpage, SEO Offpage là tập hợp các thủ thuật tối ưu hóa các yếu tố bên ngoài website, bao gồm xây dựng liên kết (link building), marketing trên các kênh social media, social media bookmarking, … giúp website lên top Google, kéo về hàng nghìn traffic. Và tính tới thời điểm hiện tại và trong tương lai gần, Google khẳng định rằng Backlinkyếu tố quan trọng nhất quyết định thứ hạng của từ khóa SEO.

Bạn có thể đánh giá kỹ thuật SEO Offpage của đối thủ dựa trên những câu hỏi sau:

STT Nội dung phân tích Đánh giá
1 Đánh giá xem đối thủ có nguồn backlink mạnh không? (backlink từ báo chí, cơ quan chính phủ, trường đại học, PBN)
2 Có book bài PR trên báo không, như VNExpress, Dân Trí, Tuổi Trẻ, Kênh 14, 24H, Zing New, CafeF,…?
3 Có mua textlink từ cơ quan chính phủ, các trường đại học không?
4 Có hệ thống vệ tinh không, vệ tinh có traffic người dùng thật sự không, chất lượng bài viết trên vệ tinh có tốt không?
5 Đối thủ có tổng bao nhiêu backlink? Đến từ bao nhiêu Referring domains? Bao nhiêu Referring IPs?
6 Đối thủ có bao nhiêu link đến từ Dofolow? Bao nhiêu đến từ Nofolow?
7 Đối thủ đang sử dụng mô hình backlink như thế nào?
8 Các backlink đối thủ đi có cùng chủ đề không?
9 Bạn có thể có được những backlink tương tự như đối thủ không? Và nếu có thì bằng cách nào?

2.4. Phân tích trải nghiệm người dùng

Hãy lướt web như một người dùng bình thường và lưu lại những điểm đáng chú ý trên website của họ. Tốt hơn hãy nhờ một người bạn ghé thăm những website này và nói với bạn họ thích cái gì, không thích cái gì. Một người có quan điểm trung lập như vậy sẽ mang lại cho bạn rất nhiều ý kiến hữu ích. Bạn nên đánh giá website đối thủ dựa trên những câu hỏi sau:

STT Nội dung phân tích Đánh giá
1 Họ thiết kế website có đẹp không? Cuốn hút không? Bảo mật không?
2 Website của họ mục đích bán hàng hay phễu thông tin?
3 Họ sử dụng cách nào để xây dựng lòng tin với khách hàng?
4 Việc mua hàng trên webiste của họ diễn ra như thế nào?
5 Việc lựa chọn sản phẩm và thanh toán có dễ dàng không?
6 Họ biết một người khách ghé thăm thành khách hàng tiềm năng như thế nào?
7 Time on site là bao lâu?

Hãy đánh giá luôn bên cạnh. Đây sẽ là tư liệu giúp bạn xây dựng website của riêng mình dựa trên việc học hỏi những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu của các website đối thủ. Đây chính là kết quả mà việc phân tích mang lại.

2.5. Phân tích chiến lược mạng xã hội

Tiếp theo, chúng ta cần nghiên cứu cách mà các đối thủ thu hút khách hàng thông qua mạng xã hội. Chúng ta có thể học được nhiều điều từ họ, mặc dù không thể copy 100% cách làm của họ. Những câu hỏi bạn cần tự trả lời:

STT Nội dung phân tích Đánh giá
1 Doanh nghiệp của họ có tài khoản Facebook, Google, Twitter, Tiktok, Instagram,… hay không?
2 Nội dung của họ có tương tác không? Đó là những tương tác tiêu cực hay tích cực?
3 Các định dạng nội dung nào được họ sử dụng để chia sẻ trên mạng xã hội? (text, hình ảnh, video, Infographics,…)
4 Họ có quan tâm đến cộng đồng của mình không? Họ phản ứng như thế nào với những lời bình luận tiêu cực?
5 Có thường xuyên giao tiếp với cộng đồng không? Họ giao tiếp như thế nào?
6 Họ đưa những nội dung nào lên mạng xã hội? Những nội dung đó là nội bộ hay cả nội dung bên ngoài?
7 Nội dung của họ có được chia sẻ không? Sử dụng Topsy để kiểm tra xem chúng có được chia sẻ trên Google+ và Twitter không?

2.6. Phân tích hiệu quả SEO

Để đánh giá hiệu quả SEO, bạn có thể nhìn các chỉ số về Organic Keyword + Organic Traffic, và đặc biệt là Traffic Value.

STT Nội dung phân tích Đánh giá
1 Tổng số lượt truy cập website của họ là bao nhiêu?
2 Bao nhiêu đến từ Organic traffic? Bao nhiêu đến từ Reffer? Bao nhiêu đến từ Direct? Bao nhiêu đến từ Social?
3 Traffic Value là bao nhiêu?
4 Thời gian truy cập website là bao lâu?
5 Tỷ lệ thoát của website là bao nhiêu?

2.7. Phân tích đội ngũ và chiến lược SEO

Nếu có thể, bạn cũng nên xác định xem nhân sự SEO bên đối thủ là ai. Họ có nhân viên SEO nội bộ, hay là thuê dịch vụ SEO bên ngoài. Và nếu thuê dịch vụ SEO bên ngoài, thì đó là đơn vị nào.

Bởi sau khi biết được đối thủ của mình là ai, bạn có thể dự đoán được năng lựcsở trường SEO của họ. Khi đó, bạn nên tránh đối đầu trực tiếp trên những sở trường của họ, vì bạn sẽ không đủ năng lực. Thay vào đó, bạn hãy tìm ra được ưu điểm của mình, và phát huy tối đa nguồn sức mạnh đó.

STT Nội dung phân tích Đánh giá
1 Họ có nhân viên SEO nội bộ hay là dịch vụ thuê ngoài?
2 Họ đang thuê đơn vị nào để tư vấn chiến lược SEO?
3 Điểm mạnh của đơn vị đó là gì?
4 Họ sử dụng mô hình backlink như thế nào?
5 Họ sử dụng trường phái SEO mũ trắng hay SEO mũ đen?

3. Kỹ thuật đánh giá và lên chiến lược SEO phù hợp

– Khi phân tích, nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm SEO, tôi khuyên bạn không chọn 5 website TOP đầu. Vì điều này sẽ khiến quá trình phân tích bị rối thêm, dẫn đến việc bạn đánh giá sai thị trường.

– Luôn luôn đặt đối thủ trong tương quan với bản thân để có thể đưa ra những phương án tối ưu, khắc phục ngay lập tức.

– Liệt kê ra những điểm yếu kém trong hiện tại để cố gắng làm tốt hơn.

– Liệt kê ra từ 5 – 10 yếu tố, khác biệt là lợi thế của đối thủ cạnh tranh để có chiến lược tập trung ngắn hạn, hoặc trung hạn phù hợp.

– Bạn có thể dùng mô hình phân tích 6Ps. Mục đích là tìm ra điểm mạnh / điểm yếu của từng đối thủ,  và đề xuất phương án hành động phù hợp để vượt trội hơn.

– Không nên tin tưởng vào bất cứ công cụ phân tích website đối thủ. Mỗi ngày trôi qua, Google không ngừng thay đổi, cập nhật những thuật toán tìm kiếm trong khi các công cụ SEO này chỉ đánh giá thị trường dựa trên số lượng backlink, điểm DA, PA, DR, UR, TF, CF không thật sự có ý nghĩa.

– Hãy tỉ mỉ, phải đánh giá chi tiết, không thể chỉ dựa vào một vài chỉ số là đánh giá tổng quát được. Bạn cần vào từng bài viết một, ngồi đọc, soi từng link, rồi đánh giá lại theo kinh nghiệm của mình.

4. Công cụ trong phân tích đối thủ cạnh tranh

4.1. Công cụ nghiên cứu từ khoá

Adwords Keyword Planner, Bing Keyword Tool, KeywordTool.io, UberSuggest là những công cụ miễn phí hỗ trợ trong việc tìm kiếm keywords. Word Stream và Word Tracker là các công cụ có trả phí, cung cấp thêm nhiều thông tin cũng như các từ khóa mà các tool miễn phí có thể không có. Keyword Toaster và Merge Words là các công cụ giúp bạn tự chủ động tạo ra các danh sách từ khóa bằng cách kết hợp các từ với nhau. Các công cụ SEO này nên được sử dụng kết hợp với nhau để cho ra danh sách từ khóa chi tiết và đầy đủ nhất.

4.2. Công cụ kiểm định tình trạng tối ưu hóa của website

Nếu muốn sử dụng miễn phí và website của bạn không quá lớn thì SEORCH và SiteLiner là lựa chọn tốt. Screaming Frog SEO Spider cung cấp một lựa chọn có trả phí với giao diện rõ ràng và thông tin chi tiết cũng như rất nhiều chế độ tùy chỉnh khác nhau. Nếu bạn làm cho công ty thì đây là một lựa chọn tốt. Xenu Link Sleuth thì giống như Screaming Frog nhưng với giao diện hơi ít thân thiện hơn và tính năng cũng ít hơn nhưng bù lại thì hoàn toàn miễn phí. Website Audit của SEO PowerSuite cũng là một lựa chọn có trả phí khác bạn có thể tham khảo.

4.3. Công cụ phân tích backlinks

aHrefs chắc chắn là công cụ phân tích backlink tốt nhất hiện nay. 2 công cụ link explorer của Google và Bing thì tuy miễn phí nhưng số lượng link và thông tin cung cấp rất giới hạn. SEO SpyGlass của SEO PowerSuite cũng là một phần mềm chuyên về việc phân tích backlinks đáng thử qua.

4.4. Công cụ theo dõi thứ hạng từ khóa

Nếu bạn cần kiểm tra nhanh chóng và miễn phí 1 vài keywords thì sử dụng SEO SERP Workbench extension hoặc SERPS.com. Nếu bạn cần kiểm tra nhiều từ khóa và báo cáo chi tiết này nọ thì Rank Tracker của SEO PowerSuite hoặc RankWatch là 2 công cụ mà người viết đã sử dụng qua và thấy tốt. Pro Rank Tracker và Rank Ranger thì vừa có cả phiên bản desktop lẫn phiên bản điện thoại di động, thích hợp nếu bạn có nhu cầu cần kiểm tra thứ hạng một cách linh động. Ngoài ra còn có SEO Watcher và SEO Mojo là 2 công cụ kiểm tra thứ hạng miễn phí trên Android.

4.5. Công cụ SEO khác

SEOQuake là một browser extension – toolbar cung cấp cho bạn ngay những thông tin SEO cần thiết và chi tiết về một website một cách nhanh chóng. Công cụ này cũng hỗ trợ cho ngay cả các kết quả đang hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm của Google.

CopyScape giúp phát hiện ra xem hiện nay có trang web nào đang copy hay sử dụng bài viết của website bạn hay không hoặc để xem bài viết mà bạn đang chuẩn bị đưa lên website mình có phải là nội dung bị duplicated ở đâu đó rồi hay không.

Robots.txt Checker: Robots.txt là file hướng dẫn các con bọ của các bộ máy tìm kiếm xem phần nào của website thì nên quét và phần nào thì không. Những sai sót trong file robots.txt đôi khi có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng đến website. Công cụ này sẽ giúp kiểm tra xem file robots.txt có bị vấn đề gì hay không.

Ayima Redirect Path là công cụ cho phép nhanh chóng kiểm tra xem trang web bạn đang xem có bị redirected hay không và header status code hiện là gì (301,302, 404, 500, v.v…)

Kết luận

Với những phân tích, nghiên cứu, bóc tách rất chi tiết về đối thủ cạnh tranh, có lẽ bạn đã có được một cái nhìn rất cụ thể và tổng quát. Từ đây chúng tôi tin bạn hoàn toàn có thể lên được những chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Hoặc ít nhất bạn sẽ trả lời được câu hỏi: Có nên đầu tư và SEO hay không? Chúc các bạn thành công!

Liên hệ ngay tới KBI để được tư vấn miễn phí nếu quý khách hàng cần tham khảo các dịch vụ liên quan đến: Digital marketing, Tư vấn chiến lược thương hiệu, Thiết kế nhận diện thương hiệu, Quản trị doanh nghiệp,….

WEALTHY CONNECTION…

KBI – KEY BRANDS INTERNATIONAL
102 Trần Phú – Mộ Lao – Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 0936 223 332 – Zalo: 0989 679 262
Mail: info@kbi.vv – Website: https://kbi.vn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Để lại một bình luận