Cách xây dựng kế hoạch content cho người mới bắt đầu – Phần 2

SES 20/03/2020

3. Lập kế hoạch content

Đây là lúc “đốt” năng lượng và chất xám để đưa ra cách làm phù hợp. Bắt đầu qua từng phần thôi nào!

3.1 Tổng hợp thông tin

Xác định múc đích và mục tiêu

Content marketing có nhiều mục đích, nó phụ thuộc vào kế hoạch kinh doanh và kế hoạch marketing của sếp hoặc client. Đó có thể là hỗ trợ tăng doanh số bán hàng, tạo dựng liên kết với công chúng mục tiêu hoặc xây dựng thương hiệu.

Tuỳ vào từng thời điểm, sếp hoặc client sẽ có những chiến lược khác nhau. Giả sử, thương hiệu X là dòng sản phẩm thời trang dành cho trẻ sơ sinh từ 0 – 1 tuổi, mới ra mắt thị trường, được làm từ chất liệu nhẹ, thoáng mát duy nhất trên thị trường, mẫu thiết kế đẹp thì mục tiêu sẽ là tăng độ phủ của thương hiệu gắn với những ưu điểm nổi trội đó. Với những sản phẩm mới ra mắt, có sự khác biệt lý tính rõ ràng thì nên đẩy mạnh giá trị  “functional” (chức năng của sản phẩm, dịch vụ) trước khi tính toán đến giá trị “emotional” (truyền cảm hứng). Khách hàng sẽ không có cảm xúc với những cái mà họ chưa biết hoặc chưa hiểu.

Có thể cụ thể hoá với những mục đích nhỏ hơn như sau:

Giai đoạn Teaser (2 tuần) Đẩy mạnh (12 tuần) Tập hợp (10 tuần)
Mục đích Tạo mối quan tâm về chiến dịch Tăng hiểu biết về thương hiệu và bộ sưu tập sản phẩm mới Tạo cộng đồng, tăng hiểu biết về bộ sưu tập mới

Bảng cụ thể hoá mục đích của content marketing

Trong khi đó, mục tiêu là những con số cần hướng đến để chiến dịch thành công. Ví dụ, doanh thu online, tiếp cận bao nhiêu người trong thời gian bao lâu, độ lặp ra sao. Khác với mục đích, mục tiêu phải là con số cụ thể, có đơn vị đo lường rõ ràng, không quá xa vời và có thể đạt được trong một khoảng thời gian nhất định.

Mục tiêu chúng chính là cơ sở để đo lường hiệu quả và đánh giá điều chỉnh chiến lược về sau.

Chẳng hạn, Trung tâm du học A chuyên tư vấn du học châu Âu. Chiến dịch content marketing của A có mục đích và mục tiêu như sau:

Mục đích:

– Cung cấp các thông tin hữu ích về việc du học ở châu Âu bao gồm các thông tin về học bổng, văn hoá, lối sống,… Hỗ trợ tư vấn và giải đáp thắc mắc về định hướng du học, trở thành một kênh cộng đồng có ích và uy tín đối với nhóm công chúng mục tiêu.
– Truyền thông tạo hành lang thông tin về trung tâm du học A, bước đầu tạo dựng hình ảnh của A: gần gũi, thân thiện, thấu hiểu và giải quyết đúng vấn đề của công chúng mục tiêu.
– Thu thập thông tin của công chúng mục tiêu bao gồm thông tin về mong muốn du học và thông tin liên lạc.

Mục tiêu:

* Giai đoạn 1:

– Facebook đạt xxx like, mỗi post đạt xxx reach, website đạt xxx visit. Có x trang thông tin điện tử đăng lại các content và giới thiệu về trung tâm A.
– Có xxx người tư vấn và để lại thông tin.
– Kết nối được với xxx du học sinh ở khắp châu Âu, thuyết phục được 80% trong số đó tham gia Cộng đồng du học sinh châu Âu.

* Giai đoạn 2:

Tìm hiểu công chúng mục tiêu

Sau khi nghiên cứu thông tin, bước tiếp theo là tổng hợp thông tin của công chúng mục tiêu thành một bản persona.

TÊN ĐẠI DIỆN THỐNG KÊ, CÁC QUAN SÁT VÀ INSIGHT TRẢI NGHIỆM TRÊN TRUYỀN THÔNG
Nhân khẩu học:
– Độ tuổi
– Thu nhập – tầng lớp
– Sở thích cá nhân
– Các trang yêu thích
– Các platform hay sử dụng
Insight liên quan đến hoạt động của người này trong cuộc sống hàng ngày và khi online. Động cơ của họ là gì? – Mẫu Facebook feed
– Mẫu RSS
– Các nhóm cộng đồng, fangpage mà họ tham gia, các kênh media họ tham gia.
– Hành vi mua sắm.
BẠN CẦN SUY NGHĨ

Những insight, hành vi này có ý nghĩa gì với sản phẩm, dịch vụ, chiến dịch truyền thông? Bạn muốn công chúng hành động ra sao sau khi truyền thông tác động?

Bảng persona này cần chứa cả thống kê, cả quan sát, insight, động cơ và hành vi. Để phân biệt được 5 khái niệm này, hãy đọc ví dụ dưới đây:

– Thống kê: 70% bà mẹ đang dùng tã lót sai cách cho con.
– Quan sát: các bà mẹ cảm thấy mệt mỏi sau cả ngày dài chăm sóc trẻ.
– Insight: các bà mẹ khó chịu với việc tã lót của trẻ ẩm ướt, khiến con không thoải mái và bị hăm, ngứa trên da.
– Hành vi (biểu hiện ra ngoài) của công chúng mục tiêu là kết quả từ insight của họ. Ví dụ, do khó chịu với tã lót ẩm ướt nên bà mẹ sẽ không an tâm, thường xuyên thay tã và kiểm tra tã của con.
– Động cơ: họ muốn được nhìn nhận là một người phụ nữ đảm đang, chăm sóc gia đình, con cái cẩn thận. Động cơ căn bản nhất của con người bao gồm sức khoẻ, sự nghiệp, địa vị xã hội, nhan sắc, thành đạt, sự ngưỡng mộ, sự tiện nghi tuỳ vào độ tuổi, giới tính của họ. Phụ nữ có động cơ làm vợ, làm mẹ, lo lắng nhan sắc, sức khoẻ, chăm sóc gia đình trong khi đàn ông quan tâm đến sự nghiệp, sự thành đạt, mức độ cuốn hút với phái nữ, địa vị xã hội.

3.2. Phát triển kế hoạch

Tuỳ vào mục đích từng giai đoạn và insight khách hàng để “cài cắm” những hoạt động cụ thể, tạo thành customer journey – hành trình trải nghiệm của khách hàng với những hoạt động cụ thể để đạt được mục đích và thoả mãn khách hàng trong từng giai đoạn.

Trong một chiến dịch cụ thể, kế hoạch content sẽ được xây dựng theo các bước như sau:

Bước 1: Xây dựng thông điệp truyền thông:

Thông điệp chủ đạo hay còn gọi là message, thường xuất hiện xuyên suốt một chiến dịch truyền thông. Ở trong brief, có thể client hoặc sếp đã đưa ra thông điệp mà họ mong muốn. Tuy nhiên, có thể xảy ra một vài tình huống oái oăm như sau:

– Nhồi nhét quá nhiều từ vào trong một thông điệp.
– Thông điệp quá chung, quá phổ biến hoặc thông điệp bắt chước đối thủ.
– Thông điệp lạc đề, không giải quyết được vấn đề thật sự.

Trong trường hợp này, có hai phương án để lựa chọn: một bài phát triển theo định hướng trong brief, gọt giũa đi, hai là phát triển theo một hướng mới hoàn toàn nhưng vẫn thoả mãn được mục đích và insight.

Một thông điệp tiêu chuẩn phải giải quyết được vấn đề của thương hiệu, vừa phải giải quyết được vấn đề cho công chúng mục tiêu. Bạn có thể chọn cách khai thác từ điểm mạnh của sản phẩm, định vị thương hiệu, tính cách thương hiệu, vấn đề của công chúng để đưa ra thông điệp phù hợp nhất.

Bước 2: Phát triển concept và idea:

Concept là ý tưởng nền chung nhất cho chiến dịch, là bức tranh toàn cảnh về chiến dịch đó. Concept là một thân cây, từ thân cây phát triển các nhánh cây – chính là idea. Dựa trên tinh thần của concept, team creative sẽ phát triển ra hàng trăm idea khác nhau. Một concept có thể có nhiều idea và các idea này hỗ trợ việc thể hiện concept.

Ví dụ, thông điệp của X-men là đàn ông đích thực, concept là nam tính và idea có thể là “anh hùng cứu mỹ nhân lúc hoạn nạn”, “anh hùng quyến rũ, thu hút mỹ nhân trong một sự kiện”…

Để có một idea hoàn chỉnh, cần hai yếu tố: slogan và key visual. Slogan chính là sự thể hiện bằng chữ trong khi key visual là sự thể hiện bằng trực quan, bằng hình ảnh hoặc video. Cả slogan và key visual  đều cần phải lột tả được thông điệp chủ đạo.

Bước 3: Dựng ấn phẩm cụ thể

Ý tưởng được thể hiện trong một ấn phẩm cụ thể để khách hàng có thể nhìn, cảm nhận, thậm chí là trải nghiệm. Các ấn phẩm có thể là các printed ads, video, loạt các hình ảnh – bài viết, bài PR, interactive video hoặc thậm chí là một sự kiện cụ thể nào đó. Nếu hơi “loạn đầu” với những khái niệm trên thì hãy cùng tìm hiểu về case study dưới đây nhé!

Đây là một case study quảng cáo có thật. Trong case study này, chúng ta sẽ tìm hiểu birf của Ogilvy & Mather Hong Kong và cách họ sáng tạo khi thực hiện chiến dịch truyền thông cho chuỗi khách sạn nghỉ dưỡng Shangri-La của Singapore.

Vấn đề Suy thoái toàn cầu, Shangri-La cần giữ doanh thu -> Họ cần một ý tưởng mới để khẳng định sự khác biệt là “lòng yêu mến khách đến từ trái tim”, không phải chỉ đến từ dịch vụ hoàn hảo.
Công chúng mục tiêu Những người thường xuyên di chuyển vì công việc, đủ khả năng để lựa chọn bất kỳ dịch vụ khách sạn cao cấp nào, đến và rời đi một mình, luôn được tiếp đón như những vị hoàng đế nhưng cũng luôn hoài nghi về sự chân thành trong kết nối cảm xúc của các dịch vụ sang trọng.
Kết quả sau chiến dịch liên quan đến công chúng Công chúng mục tiêu nhận ra sự thiếu vắng về mặt “nhân tính” trong những trải nghiệm trước đây của khách sạn. Do vậy, họ chuyển sang đặt phòng tại Shangri-La.
Thông điệp Lòng mến khách xuất phát từ trái tim
Làm thế nào để họ cảm nhận được Những ý tưởng giàu tính nhân văn khiến họ mỉm cười hoặc rơi nước mắt.

Trên đây là bản brief mẫu từ Shangri-La. Bây giờ hãy hệ thống thông tin từ brief:

USP: Các khách sạn ShangriLa Singapore đều tọa lạc ở những vị trí có vẻ đẹp thiên nhiên bao quanh.

Vấn đề gặp phải:

  • Suy thoái kinh tế toàn cầu khiến doanh thu của ShangriLa Singapore có khả năng sụt giảm.
  • Các dịch vụ khách sạn đẳng cấp ở Singapore đều có dịch vụ hoàn hảo. Do vậy, ShangriLa cần có một sự khác biệt so với các khách sạn này.

Mục đích:

  • Định vị lại thương hiệu ShangriLa như một chuỗi khách sạn không chỉ có chất lượng tuyệt vời mà còn đem lại sự chân thành ấm áp.
  • Làm cho công chúng mục tiêu nhận ra sự khác biệt của ShangriLa so với các đối thủ, tạo tiền để cho việc chuyển sang sử dụng dịch vụ của ShangriLa.

Công chúng mục tiêu:

  • Các doanh nhân, những làm việc trong các tập đoàn đa quốc gia, thường xuyên phải di chuyển qua các nước.
  • Có tiềm năng kinh tế tốt, có thể lựa chọn bất kì dịch vụ khách sạn cao cấp nào.
  • Thường đến và đi một mình, được đón tiếp chu đáo nhưng không tìm được sợi dây kết nối về tình cảm với các dịch vụ đón tiếp họ.

Thông điệp: Lòng yêu mến khách đến từ trái tim.

Cảm xúc mang lại: Những câu chuyện nhân văn khiến người xem xúc động mỉm cười hoặc rơi nước mắt.

Các từ khóa mà bạn cần nhớ ở đây là:

  • Vẻ đẹp thiên nhiên
  • Xa hoa nhưng lạnh lẽo >< Ấm áp và chân thành
  • Những vị khách giàu đơn độc
  • Sự cảm động

=> Và quan trọng nhất là key message “Lòng mến khách đến từ trái tim”.

Phân tích phương án  mà Ogilvy & Mather Hong Kong đưa ra:

Concep: Những vị khách đơn độc nơi phương xa được che chở, nâng niu bởi những con thú vùng thiên nhiên hoang dã.

Idea

  • Bầy sói ủ ấm cho người lạc đường trên tuyết giá lạnh.
  • Thiên nga chăm sóc giấc ngủ êm đềm cho vị khách lạ.
  • Đàn cá voi kết bạn với cô gái dưới đấy đại dương.’

Key Visual: Sự hòa quyện của con người và các con vật vùng thiên nhiên hoang dã.

Slogan: To embrace a stranger as one’s own. It’s in our nature.

Đây là một case study về chiến dịch quảng cáo. Tuy nhiên, từ chiến dịch này, bạn hoàn toàn có thể học cách thiết lập brief, cách phát triển ý tưởng từ brief, cách khai thác các yếu tố cảm xúc, cách kể chuyện… Bạn có thể xem thêm video quảng cáo, các ấn phẩm trong chiến dịch bằng cách tìm kiếm từ khóa như trên.

Bước 4: Chọn kênh truyền thông

Tùy vào ngân sách của client theo từng chiến dịch hoặc ngân sách marketing cố định của sếp theo từng năm, hãy đưa ra kế hoạch hoàn chỉnh dựa trên lượng ngân sách cụ thể.

Kênh truyền thông được chọn chiến thuật: những ấn phẩm gì, đẩy lên kênh nào, trong thời gian nào , từ đó kết hợp để tính ra ngân sách cụ thể. Có ba nhóm kênh truyền thông, bao gồm: earned media, owned media và paid media.

Paid media (các kênh trả phí)

Paid Media là các kênh truyền thông không thuộc quyền sở hữu của bạn và bạn phải trả tiền để họ đăng tải content. Paid media có thể là các tờ báo, các tạp chí lớn, các trang thông tin điện tử, các trang giải trí hàng đầu, các fangpage đình đám, blog cá nhân củ các nhân vật nổi tiếng. Quảng cáo trên mạng xã hội hay các publisher cũng có thể được coi là paid media.

Phần lớn các paid media đều có sẵn một lượng độc giả trung thành. Những người này sở hữu nhiều điểm chung về độ tuổi, giới tính, khu vực sống, sở thích,… Nếu bạn sử dụng paid media, bạn sẽ nhanh chóng tiếp cận với họ.

Tuy nhiên, đừng quên rằng paid media vẫn chỉ là bên thứ ba tham gia và họ hoàn toàn trung lập. Paid media cũng có thể nhận tiền và đăng tải content có nhiều nhãn khác, bao gồm cả đối thủ của bạn. Trong khi công chúng mục tiêu của bạn được xác định qua demographic, psychologic, insight… thì độc giả của các tờ báo, các tran tin điện tử chỉ chạm tới bình diện cơ bản nhất? Liệu content có gặp được “đúng người” giữa một tập người đọc khổng lồ của paid media? Trong nhiều trường hợp, đặt bài từ KOL, các blog hay các tạp chí chuyên sâu có thể giúp hạn chế điều này.

Paid media là sự lựa chọn phù hợp nếu bạn muốn giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của mình đến một lượng độc giả thật nhanh chóng. Để paid media phát huy hiệu quả tối đa, hãy cân nhắc chọn một lênh có lượng độc giả không quá lớn nhưng có hiểu biết và sở thích nhất định về ngành hàng của bạn.

Owned media

Owned media là các kênh truyền thông do thương hiệu sở hữu và quản lý như webiste, blog, hệ thống Email Marketing, tài khoản trên các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram…

Với Owned media, bạn hoàn toàn không mất chi phí để đăng tải content và hoàn toàn chủ động trong việc thay đổi content , thời gian đăng bài… Trên Owned media, bạn có thể tương tác hai chiều với công chúng mục tiêu theo cách mà bạn muốn. Những cuộc đối thoại hai chiều giữa thương hiệu và công chúng chính là yếu tố khiến cho công chúng gắn bó với thương hiệu hơn.

Owned media cũng là nơi tuyệt vời để thương hiệu thể hiện sự chuyện nghiệp, thái độ tôn trọng và sự chăm sóc tận tình với công chúng mục tiêu. Nếu muốn duy trì sợi dây liên kết bền vững với họ thì Owned media là sự lựa chọn phù hợp nhất. Tuy Owned media đòi hỏi nhiều công sức, thời gian hơn paid media nhưng kết quả nhận lại sẽ rất xứng đáng.

Vậy, bạn sẽ chọn paid media hay Owned media?

Bạn không cần phải chọn, hãy thực hiện song song cả hai. Nếu thương hiệu mới xuất hiện trên thị trường, paid media sẽ giúp thương hiệu nhanh chóng tiếp cận công chúng và dẫn họ đến owned media để ở lại với thương hiệu lâu hơn.

Earned Media

Earned Media chính là phần thưởng cho những nỗ lực xây dựng content. Khi content khiến cho độc giả hứng thú, họ sẽ chia sẻ – đó chính là Earned Media. Earned Media được tính qua những lần chia sẻ (share), đề cập (mention), đăng lại (repost), đánh giá (review) và tất cả các hình thức đối thoại khác. Earned Media hoàn toàn đến từ độc giả và khó có thể dự đoán chính xác.

Bước 5: Ngân sách

Tùy vào lượng ngân sách giới hạn của sếp hoặc client, bạn sẽ đưa ra phương án cân đối khoản chi cho nhân sự và các hoạt động của chiến dịch. Những ấn phẩm như motion graphic, viral video, TVC hoặc book bài ở kênh có độ phủ lớn (báo chí, tivi), đặt hàng KOL đòi hỏi ngân sách lớn. Trong khi, với ngân sách nhỏ, bạn có thể sử dụng các platform online, đầu tư vào câu chuyện hay cho những ấn phẩm đơn giản, tìm cách thỏa thuận giá thấp để tối ưu hóa chi phí của mình.

Hiện nay, có rất nhiều công cụ hỗ trợ quá trình thực hiện content như: platform social media cho phép đăng bài mọi lúc, mọi nơi mà không cần nhiều chi phí, cải thiện trải nghiệm người dùng với Boomerang của Instagram, Canvas của Facebook; cùng vô số các công cụ miễn phí giúp thiết kế hình ảnh, logo, tạo video,…

Chi tiêu ngân sách marketing giống như việc chi tiêu cá nhân, nếu đùng đúng thì sẽ thu được hiệu quả. Ví dụ như page Sarcasm, với ngân sách không quá lớn, cách làm tương đối đơn giản nhưng họ vẫn tạo ra những content triệu người xem.

3.3. Lập kế hoạch thực hiện

Kế hoạch hoàn chỉnh là thứ mà chỉ cần nhìn vào, tất cả sẽ bắt tay thực thi được ngay lập tức. Bản kế hoạch này cần có timeline xây dựng, các chất liệu để sản xuất content, dự trù tình huống xẩy ra trong và sau khi content “lên sóng”. Mỗi nơi sẽ có một cách lên kế hoạch riêng biệt, không có mẫu chung cho tất cả mọi người. Tùy vào yêu cầu công việc, bạn hãy “tự lăn lộn” và tạo ra kiểu kế hoạch phù hợp nhất cho mình.

Bước 1: Đưa ra các quy chuẩn cụ thể

Để toàn bộ content đồng nhất, bạn cần có các quy chuẩn về tông giọng, chữ ký, hashtag… và các quy chuẩn về thiết kế như font chữ, cỡ chữ, mã màu…

VÍ DỤ QUY CHUẨN FANPAGE NHÀ HÀNG LOW-CARB

Tính cách Fanpage Tinh tế Màu sắc đơn giản, nhẹ nhàng; phong cách thiết kế sang trọng; không sử dụng nhiều chữ.
Thông minh Trình bày thông tin mạch lạc, rõ ràng, phân bổ các luồng thông tin khoa học.
Đáng tin cậy Chỉ đưa ra các thông tin đã được nghiên cứu, kiểm chứng; luôn trích nguồn.
An toàn Cần tạo cảm giác sạch sẽ, thoáng đãng trong mọi content đăng lên.
Thoải mái Luôn giữ tông giọng nhẹ nhàng, cởi mở, thân thiện, gần gũi, trả lời mọi comment.
Quy chuẩn chữ Chữ ký * NHÀ HÀNG LOW-CARB*
Đến thăm chúng tớ tại: (địa chỉ)
Hoặc đặt hàng ngày: (SĐT)
Hashtag #lowcarb #thucdonlowcarb #lowcarbhanoi
Post/week Min 7 post
Max 10 post

Bước 2: Lên danh sách các chủ đề khai thác

Chủ đề khai thác hay còn gọi là “angles” là các góc, các khía cạnh khai thác của một vấn đề. Giả sử, khi nói về một tổ chức giáo dục, vậy thì có thể nói về những khía cạnh như: chất lượng đào tạo, triết lý giáo dục, con người (giáo viên, học sinh,…). Từ các khía cạnh trên, có thể chia nhỏ thành các chủ đề cụ thể.

Chủ đề Lv.1 Chủ đề Lv.2 Chủ đề Lv.3 Tiêu đề mẫu

Bước 3: Xác định các loại ấn phẩm content

Ngày nay, có rất nhiều các loại ấn phẩm thú vị để các bạn lựa chọn: ảnh động, inforgraphic, motion graphic, ebook, blog, landingpage, microsite, slideshow, webinar, podcast, sổ tay, tạp chí chuyên môn,…

Tùy vào việc sản xuất content online hay offline, platform mà bạn sử dụng, insight của công chúng mục tiêu hay là các chủ đề khai thác, hãy chọn cho mình các loại hình content phù hợp nhất.

Topic Lv.1 Topic Lv.2 Cụ thể Ảnh Infographic Motin Graphic Video Share lại bài PR

Bước 4: Lên danh sách các kênh truyền thông

Bạn cần có một danh sách cụ thể các kênh truyền thông bao gồm cả owned media, paid media, KOL,… Danh sách này nên có cả thông tin liên hệ và tình trạng liên hệ để dễ dàng theo dõi trong quá trình thực hiện:

TT Kênh Chuyên mục Người liên hệ Email SĐT Tình trạng
1 Kênh 14 Đời sống
2 Tin Giới trẻ
3 Dân trí Nhịp sống
4
5

Trong một vài trường hợp, sẽ cần đánh giá hiệu quả của các kênh theo một số tiêu chí nhất định để chọn ra một vài kênh phù hợp nhất. Hãy thêm vài cột tiêu chí để đánh giá dễ dàng hơn!

Kênh truyền thông Đối tượng phù hợp Chi phí hợp lý Độ phủ Uy tín Dễ tiếp cận người own kênh
Webiste 1 10 3 9 6 10
Webiste 2 8 10 9 7 9
Blog 1 10 3 9 6 10
Blog 2 8 10 9 7 9
Fanpage 1 10 3 9 6 10
Fanpage 2 8 10 9 7 9
Groups 1 10 3 9 6 10
Groups 2 8 10 9 7 9
Groups 3 8 10 9 7 10

Bước 5: Lên timeline hoạt động

Một timeline rõ ràng được thực hiện trên bảng GANTT Chart sẽ giúp cho bạn nhìn thấy những hoạt động cần thực hiện, thời gian phân bổ các hoạt động đó và trách nhiệm của mỗi nhân sự trong team.

Project Name:
Project Leader:
Start Date: dd/mm/yy – Today: dd/mm/yy
Com
ple
te (%)
Du
ra
tion (days)
Re
mai
ning (days)
De
lay (days)
17 – Mar – 14
Mon Tue Wed
17 18 19
TT Task lv.1 Task lv.2 Task lv.3 Nhân sự Start End
1 Chu
ẩn bị

Bảng GANTT Chart cho hoạt động xây dựng 01 video viral

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật
01/12 02/12 03/12 04/12 05/12
06/12 07/12 08/12 09/12 10/12 11/12 12/12
07/12 08/12 09/12 10/12 11/12 12/12 13/12
14/12 15/12 16/12 17/12 18/12 19/12 20/12
21/12 22/12 23/12 24/12 2512 26/12 27/12
28/12 29/12 30/12 31/12

Kế hoạch nội dung theo tháng trên Facebook

Thời gian Khía cạnh Chủ đề Loại bài đăng Story Trạng thái Caption Chú thích
01/12
02/12
03/12
04/12
05/12
06/12
07/12
08/12
09/12

Quản lý bài đăng trên mạng xã hội

Tương tự với nội dung webiste, tuy nhiên, nếu webiste chưa có nhiều truy cập thường xuyên hoặc đang trong giai đoạn “làm dày mật độ thông tin”, bạn có thể lên kế hoạch coontent mà không cần đăng vào đúng ngày đó.

Sau khi có kế hoạch như trên, bạn có thể lên kế hoạch chi tiết. Mẫu kế hoạch chi tiết sẽ như này:

Thời gian Hạng mục Chủ đề Phụ trách Nội dụng chính CTA/ Offer Từ khóa Tham khảo Lịn bài đăng

Kế hoạch đăng bài website

Tùy theo mức độ yêu cầu và thói quen, hãy tùy biến những mẫu trên để phù hợp với nhu cầu sử dụng.

4. Mình có làm tốt không nhỉ?

Khi đã vật lộn với content được một thời gian và có những dữ liệu kết quả nhất định nhưng phải làm thế nào để đánh giá được bạn có đang làm tốt hay không?

4.1 So sánh với mục tiêu bạn đầu

Ban đầu, mục tiêu là gì, chỉ số cụ thể ea sao? Sau khi kết thúc một giai đoạn của kế hoạch, hãy tạm ngừng một ngày để đối chiếu với mục tiêu ban đầu. Bạn đã đạt đủ mục tiêu chưa? Nếu chưa đạt đủ thì chưa đủ ở kênh nào? Cần điều chỉnh mục tiêu các giai đoạn sau ra sao để vẫn đạt được mục tiêu tổng?

Hãy nhớ, so sánh với mục tiêu ban đầu là cách trực quan nhất để bạn đánh giá được hiện trạng kế hoạch. Cứ lấy mục tiêu ban đầu mà đo, không đủ mục tiêu thì chịu phạt.

4.2 Dùng đúng công cụ đo lường

Có rất nhiều công ty đã và đang tạo ra những công cụ đo lường kết qủa chiến dịch. Bạn có thể tìm kiếm với từ khóa “công cụ đo kết quả mạng xã hội”, “công cụ social listening” bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt. Có hàng chục công cụ như thế. Với hàng loạt gợi ý như vậy, làm thế nào để chọn được công cụ mình cần?

Đầu tiên, hãy quay lại với mục tiêu ban đầu: Bạn đang cần đo lường cái gì? Nếu đo lường hiệu quả trên các kênh social media, hãy đọc bài “Công cụ hỗ trợ quản lý trên socail media”. Ở đó có đủ các công cụ để đo lường các chỉ số cần thiết.

Nếu đo lường hiệu quả digital sale, hãy tích hợp hệ thống CRM vào chiến dịch để tính tỉ lệ chuyển đổi qua từng giai đoạn.

Nếu muốn biết cách viết nào hiệu quả hơn, Call to action (CTA) nào mang lại hiệu quả, hãy dùng các công cụ testing A/B như Unbounce, Optimizely. Các công cụ này cho phép thử những headline khác nhau, thân content khác nhau, CTA khác nhau trong một khoảng thời gian, sau đó lựa chọn phương án mang lại hiệu quả tốt hơn. Cứ thử 2 – 3 phương án rồi hãy chốt, đừng vội!

4.3 Làm báo cáo tổng kết

Các công cụ ở trên sẽ có báo cáo tự động. Tuy nhiên, đừng đưa nguyên cái báo cáo đó cho client hoặc sếp. Những thông tin không quan trọng cần được loại bỏ. Làm một cái báo cáo khác, chọn lọc thông tin, rồi hãy gửi đi. Một báo cáo trực quan, có hình ảnh, số liệu, KPI rõ ràng, Nếu không thích PowerPoint, Excel hoặc ngại dùng Photoshop thì Meltwater, Tableau hoặc Sisence để tạo bảng biểu, sơ đồ là lựa chọn tuyệt vời.

Vậy bạn có đang làm tốt như bạn nghĩ không?

Liên hệ ngay tới KBI để được tư vấn miễn phí nếu quý khách hàng cần tham khảo các dịch vụ liên quan đến: Digital marketing, Tư vấn chiến lược thương hiệu, Thiết kế nhận diện thương hiệu, Quản trị doanh nghiệp,….

WEALTHY CONNECTION…

KBI – KEY BRANDS INTERNATIONAL
102 Trần Phú – Mộ Lao – Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 0936 223 332 – Zalo: 0989 679 262
Mail: info@kbi.vv – Website: https://kbi.vn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trả lời